Tác dụng của dầu cá trong điều trị các bệnh ngoài da
Dầu cá không chỉ cung cấp nhiều axit béo thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị các bệnh ngoài da.
Dầu cá là gì?
Dầu cá (Omega 3) là một acid béo chưa bão hòa mà cơ thể con người cần có trong suốt cuộc đời, là dưỡng chất cần thiết để có được sức khỏe toàn diện. Dầu cá bao gồm: vitamin A, vitamin D, Omega 3, Omega 6, DHA, EPA. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc bổ sung dầu cá Omega 3 hàng ngày có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe và phòng chống bệnh tậ, đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trí não, thị lực và tim mạch.
Tác dụng của dầu cá trong điều trị các bệnh ngoài da
Chất EPA có trong dầu cá có khả năng kiểm soát được lượng dầu tiết ra, phòng tránh nguy cơ khô da và ngăn ngừa mụn trứng cá. Các nghiên cứu còn chứng minh dầu cá còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da và hạn chế sự hình thành các nếp nhăn.
Ngoài ra, dầu cá còn có tác dụng chữa bệnh: chàm bội nhiễm, vảy nến, mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mụn, gàu, hoặc các bệnh khác ngoài da khác… vì:
- Dầu cá giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ngoài da, làm giảm bệnh vảy nến từ bên trong
- Tái tạo các liên kết dưới da giúp phục hồi tổn thương, cải thiện tình trạng bệnh.
- Dầu cá có thể chống lại quá trình oxy hóa, da bong tróc, hư tổn da do bệnh vảy nến gây nên.
- Dưỡng ẩm cho da, cung cấp vi chất cần thiết giúp da trở nên mềm mịn hơn.
- Ức chế các chất sinh viêm, ngăn chặn viêm nhiễm ngoài da và viêm khớp xương, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da.
Có thể nói dầu cá có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh ngoài da đặc biệt là vảy nến nhờ tác dụng làm giảm nhanh tình trạng khô da, tổn thương ngoài da.
Hơn nữa, dầu cá còn là bí kíp chăm sóc da đem lại cho làn da một vẻ đẹp mịn máng, láng bóng.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu cá
Có thể tự bổ sung omega 3 bằng chế độ ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…, gan động vật, trứng, sữa, các loại củ có màu vàng như chuối, đu đủ, bí ngô…, các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi…
Nếu thiếu omega 3, có thể bổ sung trực tiếp bằng cách uống dầu cá. Tuy nhiên, cần tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, vì dầu cá chứa nhiều vitamin A, nếu không hấp thụ hết sẽ tích luỹ trong cơ thể và có thể gây ngộ độc.
Dầu cá là dạng vitamin, tan trong dầu, chúng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp. Do đó, nên uống dầu cá sau bữa ăn, lượng chất béo trong cơ thể chính là dung môi thuận lợi để kích thích khả năng hấp thụ chất từ viên dầu cá. Khi đang uống vitamin A không nên ăn nhiều những thực phẩm giàu tiền chất vi tamin A như: cà rốt, đu đủ, gấc.
Đối tượng cần bổ sung dầu cá: người ăn chay trường, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú (sau đẻ 1 tháng), người nghiện rượu, trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, hoặc trẻ sau khi bệnh ho, tiêu chảy, trẻ hay khóc về đêm, những người da, tóc khô, quáng gà; người làm việc nhiều với máy tính; người hay buồn ngủ, mỏi mắt, khô mắt, mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp, có các bệnh liên quan đến tim mạch…
Đối với phụ nữ mang thai uống dầu cá cần có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, uống không quá 5.000 IY vitamin A/ ngày. Người có vấn đề máu huyết hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông như warfarin, heparin cần lưu ý vì dầu cá có thể làm máu loãng. Người bị dị ứng với cá cần cẩn thận vì có thể bị nôn, tiêu chảy…
Ngay từ bây giờ hãy ý thức về việc bổ sung dầu cá để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!