Chữa chàm cho bé bằng sữa mẹ có hiệu quả không
Ngoài giá trị dinh dưỡng dồi dào, sữa mẹ còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm lành vết thương trên da. Do đó, nhiều người đã dùng sữa mẹ để trị chàm sữa cho bé. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chữa chàm sữa cho bé bằng sữa mẹ có phải là cách trị bệnh khoa học và an toàn?
Chàm sữa – Nỗi lo của ông bố bà mẹ có con trẻ
Chàm sữa là một dạng của chàm thể tạng, thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Theo thống kê của Hiệp hội Eczema (National Eczema Association, trụ sở tại Mỹ), có hơn 20% trẻ sơ sinh bị chàm da trong những năm tháng đầu đời.
Khi bị chàm sữa, trên da trẻ xuất hiện hồng ban, sẩn, mụn nước, đóng bảy, tróc vảy tại vị trí hai bên má, trán, đầu. Một số trường hợp nặng, chàm sữa có thể lan xuống tay, bàn chân, tứ chi. Vùng nách và tả lót là không bị ảnh hưởng.
Đây là một dạng viêm da lành tính, không lây, không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Chàm sữa thường xuất hiện ở bệnh nhi có cơ địa bị dị ứng hoặc có bố mẹ bị chàm. Nếu bố mẹ không sớm áp dụng biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị sớm, bệnh dễ chuyển sang mạn tính, theo trẻ cho đến khi trưởng thành.
Chữa chàm sữa bằng sữa mẹ có hiệu quả hay không?
Nhiều ông bố bà mẹ khi phát hiện trẻ bị chàm thường truyền tai nhau cách trị chàm bằng sữa mẹ. Trên thực tế, giới chuyên môn cũng đã từng tiến hành nghiên cứu về tác dụng của sữa mẹ trong việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ.
Các chuyên gia cho biết, trong sữa mẹ có một số chất quan trọng, có khả năng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng viêm ở da, tốt hơn so với 1% tá dược hydrocortisone trong các loại thuốc mỡ điều trị chàm sữa thông thường. Đó là:
+ Chất Endorphin trong sữa mẹ có tác dụng tốt trong việc giảm đau, rát, các triệu chứng khó chịu do chàm sữa gây nên.
+ Hàm lượng lớn vitamin A, protein, khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ, giúp tái tạo da, cải thiện tình trạng viêm da, chống nhiễm khuẩn, tăng cường độ ẩm cần thiết, phục hồi và ngăn bệnh chàm tái phát.
Nhìn chung, đây là biện pháp chữa bệnh chàm sữa ở trẻ đơn giản, hầu như không tốn kém, dễ thực hiện, đặc biệt an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm của trẻ em, tránh được tình trạng lệ thuộc, lạm dụng thuốc mỡ chữa trị.
Hướng dẫn cách trị chàm sữa cho trẻ bằng sữa mẹ:
+ Rửa sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm rồi lau khô.
+ Bôi sữa mẹ lên da bé (5 – 6 lần mỗi ngày). Bố mẹ có thể dùng bông gạc băng vết thương, hạn chế bé cào, gãi da gây bội nhiễm.
+ Sau khi tắm cho trẻ, bố mẹ hãy bôi một lớp sữa lên bề mặt da, vỗ nhẹ cho sữa nhanh thấm. Vì sữa dễ bay hơi nên bố mẹ cần cung cấp cho trẻ thêm một lớp kem dưỡng ẩm tự nhiên.
+ Điều trị dự phòng: Hằng tháng, bố mẹ bôi sữa mẹ lên người trẻ để phòng bệnh tái phát.
Một số lưu ý khi dùng sữa mẹ trị chàm sữa cho bé:
+ Theo kiểm nghiệm lâm sàn của nhà nghiên cứu Amiri Farahani L, Kasrae H, Youselfi P (The International Society of Dermatology), cách dùng sữa mẹ trị chàm sữa này chỉ có hiệu quả với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em bị chàm nhẹ, mức độ bệnh vừa phải. Với những trẻ bị chàm toàn thân, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
+ Hiệu quả trị bệnh phụ thuộc nhiều vào cơ địa của trẻ. Vậy nên sau khoảng 10 ngày áp dụng tình trạng chàm trên da trẻ không dược cải thiện, bố mẹ nên ngưng và tìm đến cách điều trị khác phù hợp hơn.
+ Không bôi lên vết thương bị lở: Trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và đươncg,. Việc bôi sữa mẹ lên vết thương hở sẽ tạo môi trường thuận lợi hco vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bội nhiễm.
+ Trong khẩu phần ăn của mẹ, cần tránh những thực phẩm gây dị ứng vì chúng sẽ tiết ra đường sữa, gây dị ứng cho trẻ.
Nhìn chung, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, đây cũng là “vị thuốc tự nhiên” giúp trẻ thoát khỏi triệu chứng bệnh khá an toàn, không lo tác dụng phụ. Bố mẹ có thể áp dụng để giúp con em mình thoát khỏi ngứa ngáy, khó chịu.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!