Bị nổi mề đay có tắm được không? Tắm như thế nào cho đúng?

“Thưa bác sĩ, con tôi bị nổi mề đay có tắm được không? Vì có nhiều người khuyên tôi việc cháu nổi mề đay mà cho tắm thì dễ khiến bệnh của cháu nặng và nghiêm trọng hơn, các nốt mề đay dễ lan rộng ra. Nhưng 3 hôm nay tôi không tắm cho cháu thì cháu cũng bị ngứa ngáy dữ hơn. Nếu tắm thì tắm sao để không bệnh nặng thêm, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi”.

Nguyễn Thị Bích Trà – Đồng Nai

Chào chị Trà!

Có khá nhiều người cũng bối rối vì tình trạng bị mề đay có tắm được không? Vì theo kinh nghiệm dân gian, nếu khi bị nổi mề đay và mẩn ngứa cần phải kiêng gió, kiêng nước để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của người xưa, hãy cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây:

nổi mề đay có nên tắm không
Liệu khi bị nổi mề đay có nên tắm không?

1.Bị mề đay có tắm được không – Giải đáp từ chuyên gia

Tình trạng nổi mề đay là căn bệnh ngoài da mà cơ thể gặp hiện tượng nổi mảng ngứa, các nốt sẩn đậm màu hơn so với các vùng da xung quanh. Đôi khi là những mụn nhỏ li ti, các nốt chi chít như bị muỗi đốt màu xanh trắng, đỏ sậm khiến bệnh nhân ngứa ngáy và phải gãi liên tục gây trầy xước da.

có nên tắm khi bị nổi mề đay không?
Bác sĩ khuyên nên tắm khi nổi mề đay nhưng cần tắm đúng cách

Nhiều người thường có rằng khi bị nổi mề đay cần kiêng ra gió và cử tắm để không cho những triệu chứng mề đay diễn biến ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, tư tưởng này chỉ đúng một nửa, vì bị nổi mề đay có thể kiêng ra gió để tránh da đang bị ngứa ngáy lại nhiễm khuẩn vì khói, bụi bẩn, nấm mốc… có trong gió

Nhưng việc kiêng không tắm khi bị nổi mề đay lại là một quan niệm vô cùng sai lầm chỉ khiến cho tình trạng bệnh của bạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì khi da bị nổi mề đay thường tiết ra nhiều mồ hôi, bã nhờn và mỗi ngày da của chúng ta sản xuất ra hơn 6 tỷ tế bào mới thay thế cho các tế bào cũ, nên việc không tắm thì sẽ tạo môi trường thích hợp trên da để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng trú ngụ và gây bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, việc bạn không được tắm rửa sạch sẽ khi cơ thể nổi mề đay sẽ làm cho tuyến bã nhờn bít lỗ chân lông cùng với sự tấn công của vi khuẩn khiến bệnh nặng và trầm trọng hơn.

Như vậy, bệnh nổi mề đay mà người bệnh không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho da sẽ khiến bệnh không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là dẫn đến bội nhiễm và nhiễm trùng da.

2. Những cách tắm khi nổi mề đay an toàn và hiệu quả.

Khi bạn đang gặp tình bị nổi mề đay, mẩn ngứa thì nên thường xuyên làm sạch da để giảm ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Bạn có thể một số cách tắm hợp khoa học nhằm giúp giảm tình trạng da nổi mề đay như thông tin dưới đây

# Nhiệt độ nước dùng để tắm

Khi tắm thì nên lưu ý đến nhiệt độ nước sao cho phù hợp với mức độ nhạy cảm của da nổi mề đay, nhất là tình trạng da của bạn đang lâm vào trạng thái viêm nhiễm. Bạn nên tắm nước ấm vừa phải, không quá lạnh hoặc quá nóng để không gây kích ứng da dữ dội.

kiểm soát nhiệt độ nước khi tắm
Người bị nổi mề đay cần kiểm soát nhiệt độ nước khi tắm

Nếu dùng nước quá nóng sẽ khiến cho da bị khô, mất cân bằng độ ẩm tự nhiên và da thường ngứa châm chích, khó chịu. Nhiệt độ lạnh quá khiến da bị sốc nhiệt, gây nổi mẩn nhiều hơn.

# Không chà mạnh lên da khi tắm

Khi mắc các bệnh lý về da liễu, nhất là chứng nổi mề đay mà bạn chà xát da quá mạnh dễ gây trầy xước trên da, khiến bệnh nghiêm trọng và tổn thương nặng hơn.

tắm đúng cách khi bị nổi mề đay
Không chà xát quá mạnh lúc tắm khi bị nổi mề đay

Bạn cũng cần kiêng việc gãi để da không bị trầy xước, tránh gây nhiễm trùng trên da. Nếu da bị ngứa, đau rát, thì nên dùng đá bọc vải để chườm lên nhằm giảm các triệu chứng kích ứng.

# Cần để ý thời điểm tắm thích hợp

Khi bạn đang nổi mề đay, tức là da của bạn đang bị yếu, nên thời gian tắm phải ngắn hơn bình thường. Bạn chỉ nên tắm khoảng 5 – 8 phút vừa đủ vệ sinh và loại bỏ tạp chất trên da. Việc bạn tắm quá lâu gây mất độ ẩm tự nhiên khiến da khô và ngứa nhiều hơn.

# Nên dùng cẩn thận khi dùng các sản phẩm chăm sóc da

Khi bạn có ý định dùng các sản phẩm làm sạch da và sản phẩm chăm sóc da thì cần hết sức lựa chọn cho bản thân sản phẩm phù hợp với tình trạng da hiện tại.

Bạn nên ưu tiên chọn dùng những sản phẩm đã từng dùng qua, các sản phẩm được chiết xuất từ thành phần lành tính trong thiên nhiên, các sản phẩm có tính làm dịu da.

Người bị nổi mề đay thường có làn da nhạy cảm cần cẩn thận hơn vì khi dùng các sản phẩm không phù hợp dễ gây nổi mề đay nhiều hơn  và bệnh ngày càng nặng rất khó cho việc điều trị.

Bên cạnh việc tắm rửa cho da nổi mề đay đúng cách, bạn nên lưu ý những chi tiết sau để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay:

  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, làm từ chất liệu cotton thoáng mát để dễ thấm hút mồ hôi và có không gian cho da hô hấp.
  • Nên hạn chế ăn nhiều đồ chiên xào, quá ngọt hoặc dễ gây dị ứng.
  • Không tự ý dùng thuốc hoặc mua thuốc về điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng da, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho chị Bích Trà trong việc tắm rửa, vệ sinh da cho con mình đúng cách, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy của con bạn hữu hiệu.

Chúc con bạn mau lành bệnh!

Bạn có thể tham khảo thêm:

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.