Bệnh chàm ở chân – nguyên nhân và cách chữa
Bên cạnh chàm ở má, chàm ở tay thì chàm ở chân cũng là bệnh lý về da phổ biến. Chàm da chân được biểu hiện bằng những mụn nước phát triển ở lòng bàn chân, sau khoảng 2 – 4 tuần thì bắt đầu vỡ ra, bong tróc, đóng vảy, chàm hóa. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
I. Chàm da chân: Nguyên nhân – triệu chứng bệnh
Chàm ở chân (eczema) là tình trạng viêm lớp nông của da cấp tính hay mãn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát thường xuyên, biểu hiện lâm sàn bằng những đám đỏ trên bề mặt lòng bàn chân kèm theo mụn nước, kéo dài khoảng từ 2-4 tuần, sau đó vỡ, bong tróc, đóng vảy và bị chàm hóa. Nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý phù hợp.
1. Nguyên nhân gây bệnh chàm da chân
Giới chuyên môn cho biết, hiện nay nguyên nhân gây chàm ở chân vẫn chưa được làm rõ, chỉ biết được rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
# Yếu tố nội sinh
Yếu tố nội sinh được xem là một trong những nguyên nhân gây chàm ở chân phổ biến. Bao gồm:
- Do di truyền từ gia đình.
- Do cơ địa bệnh nhân bị rối loạn chức năng như chức năng thần kinh, nội tạng, nội tiết, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Do người bệnh mắc một số vấn đề liên quan đến sự tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân.
- Người mắc một số bệnh lý viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan, thận, bệnh địa tràng, bệnh viêm tai xương chũm… cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh chàm da ở chân. Tuy nhiên, vấn đề này còn vấp phải nhiều tranh cãi của giới nghiên cứu.
# Yếu tố ngoại sinh
Yếu tố ngoại sinh hay nguyên nhân gây bệnh chàm da bên ngoài cơ thể được là dị ứng nguyên. Những yếu tố này khi tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp đến da sẽ gây nên một loạt các phản ứng kích thích lên da và hệ miễn dịch. Trong tương quan với yếu tố nội sinh, yếu tố ngoại sinh gây bệnh chàm ở chân rất đa dạng và khó thống kê đầy đủ.
- Ảnh hưởng của thuốc điều trị, các hoạt chất gây phản ứng: thủy ngân, lưu huỳnh, nhóm thuốc tê tại chỗ và thuốc gây mê, thuốc kháng sinh pennicillin, Chlorocit, Streptomycin…
- Do nhóm hóa chất gây kích ứng lên da chân: Thuốc nhuộm màu thực phẩm, sơn xe, cá loại dung môi pha trộn, xi măng, dầu mỡ, cao su hoặc nguyên liệu làm cao su, các hoạt chất có trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, một số loại axit, kiềm….
- Vi sinh vậy có cơ chế dị ứng: Các loại vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập vào cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây một số bệnh về da như lang ben, ghẻ, hắc lào, chàm.
- Thức ăn: Dị ứng với một số loại thức ăn làm tăng nguy cơ bùng phát một số bệnh về da. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến là: hài sản. lạc (đậu phộng), nhộng, các loại hạt…
- Vật dụng tiếp xúc hằng ngày: Thường xuyên tiếp xúc với một số vật dụng hằng ngày như vải vóc, quần áo, giày dép cao su, nhựa latex, vật dụng nilon, cây cỏ dại xung quanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
- Yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, thường xuyên gãi, cọ xát lên da cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
2. Triệu chứng của bệnh chàm ở chân
Triệu chứng bệnh chàm da chân có biểu hiện ban đầu khá giống những bệnh da liễu thông thường khác nhưng cũng có những điềm đặc trưng tiêu biểu.
- Da chân tấy đỏ: Da chân có dấu hiệu phù, nóng, trên bề mặt có xuất hiện nhiều hạt trắng nhỏ. Những hạt này sẽ tiến triển thành mụn nước trong giai đoạn kế tiếp.
- Xuất hiện đám mụn nước nhỏ li ti trên ngón chân hoặc bề mặt bàn chân: Thông thường, trên bề mặt da bàn chân sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ, nhưng cũng có nhiều trường hợp, mụn này khá to được gọi là bọng nước. Mụn nước và bọn nước tập trung thành đám, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Mụn nước bong ra, hình thành vết loét, gây đau đớn: Mụn nước vỡ tự nhiên khi đủ lớn hoặc vỡ do gãi. Dịch chảy ra được gọi là dịch tiết, vùng da bị vỡ dịch tiết sẽ hình thành vết trợt, loét được gọi là giếng chàm.
- Da đóng vảy: Sau khi dịch tiết chảy được một thời gian, chúng sẽ khô lại, hình thành mảng vảy tiết. Các mảng này hợp lại với nhau tạo thành mảng dịch tiết. Theo thời gian, các mảng này sẽ bong tróc dần dần, để lộ lớp da nhẵn bóng.
- Bong vảy da: Giai đoạn này còn được gọi là liken hóa. Lớp da mới sau khi được tái tạo ngày càng sẩm màu, tự rạn nứt, bong thành những mảng dày hoặc mảng vụn nhỏ như cám, không để lại sẹo. Lớp da mới dày hơn da cũ nên gây cảm giác cộm ở chân, khó chịu.
II. Cách chữa bệnh chàm ở chân giúp mau chóng khỏi bệnh
Điều trị bệnh chàm ở chân nhằm kiểm soát cơn ngứa, cải thiện tình trạng viêm da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm (nếu có), giảm thiểu sự xuất hiện thương tổn mới trên da.
1. Thuốc bôi trị chàm chân
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc trị chàm ở chân. Thông thường, thuốc chữa bệnh có sự phối hợp cả thuốc điều trị tại chỗ lẫn điều trị toàn thân.
# Thuốc bôi
Thuốc chữa bệnh chàm ở chân chủ yếu dùng thuốc bôi ngoài da. Tùy theo tình trạng thương tổn trên da, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc nước, thuốc mỡ, kem bôi da phù hợp.
+ Giai đoạn cấp
Giai đoạn này, da bệnh nhân có rất nhiều dịch tiết. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc sát khuẩn nhẹ dạng dung dịch như thuốc tím tỉ lệ 1/20.000, hexamidine, chlohexidine. Thuốc mỏng, nhẹ, không bịt kín, gây bí da như khi dùng thuốc mỡ.
Sau khi dùng dung dịch vệ sinh bề mặt da, bệnh nhân có thể được chỉ định dung dịch bạc nitrat hoặc hồ nước để giúp dịch tiết nhanh khô hơn.
+ Giai đoạn bán cấp
Những loại thuốc bôi được chỉ định trong giai đoạn này chủ yếu là dung dịch eosin 2% hoặc dung dịch Milaan bôi ngoài da để giảm thiểu tác hại cho da.
+ Giai đoạn mạn:
Chàm da chân giai đoạn cấp nếu không sớm điều trị hoặc điều trị đúng cách, bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mạn. Điều trị bệnh trong giai đoạn này tập trung vào việc dùng thuốc corticoid dạng mỡ, axit salicylic để cải giảm tình trạng khô, bạt sừng, sừng hóa ở da.
Một số thuốc kháng sinh dạng mỡ như cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin được chỉ định khi bị chàm nhiễm khuẩn.
# Thuốc uống trị chàm ở chân
Việc dùng thuốc uống điều trị chàm ở chân sẽ tăng thêm hiệu quả của thuốc điều trị tại chỗ, giúp giảm ngứa, ức chế miễn dịch, giảm phản ứng giải phóng histamine, histaglobin dưới da, ngăn ngừa bội nhiễm, đẩy nhanh tiến độ khỏi bệnh. Một số nhóm thuốc uống chữa chàm da chân gồm có:
- Thuốc kháng Histamine thế hệ 1 và 2: dimedrol, peritol, chlopheniramin, trexyl,..
- Đối với trường hợp bị chàm do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus và các loại vi khuẩn khác, cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có dùng thêm vitamin E và viên uống tinh chất lô hội alovera, mật ong pha nước ấm để kháng khuẩn, hỗ trợ tái tạo tế bào da.
Đối với dạng thuốc uống, thuốc có dược tính cao và tác dụng toàn thân nên cần đặc biệt lưu ý khi dùng. Dùng quá liều sẽ dễ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Lưu ý khi điều trị bệnh chàm ở chân và cách chăm sóc da đối với người bị chàm
Chàm ở chân tương đối khó chữa trị, nguy cơ bệnh tái phát cao, đặc biệt là ở đối tượng thường xuyên tiếp xúc với bùn, đất, khói bụi, hóa chất do đặc thù nghề nghiệp. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý một điều sau:
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt là những yếu tố đã biết trước đó.
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể làm cho bệnh chàm tiến triển như bột giặt, sữa tắm, nước rửa chén…
- Không sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh khi vệ sinh da chân.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh gãi khi ngứa ngáy bởi gãi có thể khiến cho bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm, gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh.
- Vệ sinh, chăm sóc da đúng cách, giữ ẩm da chân chằng ngày bằng các loại kem dưỡng hoặc nguyên liệu từ từ thiên nhiên có tính chất dưỡng ẩm cho da.
- Khi phát hiện da có những biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ, từ đó có hướng khắc phục, giải pháp kịp thời.
Chàm ở chân gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh không thể khỏi ngay trong một sớm một chiều và có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, phối hợp nghiêm túc giữa điều trị bằng thuốc và chăm sóc sức khỏe phù hợp là cách tốt nhất giúp đẩy lùi và hạn chế tối đa nguy cơ chàm da chân tái phát.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!