Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà nhanh chóng
Bạn nên học hỏi cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà để chấm dứt những tổn thương kéo dài ở chân và tay. Vì bệnh càng để lâu sẽ càng nguy hiểm và gây khó khăn trong việc tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất.
Những nốt mụn nước xuất hiện ở tay, chân không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra cảm giác ngứa rát kéo dài. Nhưng nguy hiểm hơn nếu không điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển qua giai đoạn mãn tính. Bạn nên tham khảo và áp dụng ngay cách điều trị bệnh tổ đỉa ở chân ở tay mà chúng tôi đề cập đến ngay bên dưới đây.
Hướng chữa bệnh tổ đỉa ở tay, ở chân đang được áp dụng
Bệnh tổ đỉa là một trong những căn bệnh ngoài da thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân. Những nốt mụn nước thường không xuất hiện và dần ăn sâu vào các lớp biểu bì da. Lâu dần sẽ làm cho da bị khô dày, nứt nẻ và rỉ máu. Nếu không điều trị sớm sẽ rất dễ dẫn đến bội nhiễm, gây viêm tế bào làm người bệnh luôn cảm thấy đau nhức khó chịu. Đặc biệt nếu để quá lâu có thể để lại sẹo.
Để chữa bệnh tổ đỉa ở tay hay điều trị bệnh tổ đỉa ở chân, chúng ta có thể tham khảo một trong số những cách như sau:
1/ Dùng các bài thuốc dân gian
Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, thì có thể điều trị ngay tại nhà với các nguyên liệu quen thuộc nếu phát hiện bệnh sớm. Các nguyên liệu thường từ tự nhiên nên khá an toàn, không sợ tác dụng phụ. Cụ thể đó là những cách như sau:
# Dùng muối
Ngoài khả năng kháng khuẩn thì trong thành phần của muối có chứa nhiều khoáng chất giúp phục hồi những tổn thương do bệnh gây ra. Bạn có thể tiến hành cách điều trị bằng nguyên liệu này như sau:
- Chuẩn bị: muối hạt tinh khiết
- Bỏ muối hạt lên bếp rang cho nóng rồi bỏ vào miếng vài mỏng.
- Chườm túi muối lên vùng da bị tổ đỉa sẽ thấy những cơn ngứa giảm nhanh chóng. Cách này cũng giúp máu lưu thông, làm lành những tổn thương trên da hiệu quả hơn.
- Bạn có thể áp dụng để chữa bệnh tổ đỉa ở chân hoặc ở tay đều khá hiệu quả.
# Dùng lá trầu không
Không chỉ đông y mà các nhà khoa học hiện nay cũng đã công nhận hiệu quả của nguyên liệu nay trong việc ức chế các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Nguyên liệu này có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, trừ phong hữu hiệu. Còn tinh dầu của lá có nhiều axit amin, chavicol, carvacrol,… có khả năng điều trị rất nhiều bệnh ngoài da. Bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa bệnh theo hướng dẫn như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không cùng một ít phèn chua
- Lá trầu không rửa thật sạch rồi bỏ vào nồi nước đun cùng phèn chua cho các tinh chất tan hết trong nước.
- Dùng nước để ngâm tay và chân trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.
- Áp dụng 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh hết hẳn.
Các mẹo dân gian tuy có sự cải thiện nhưng bạn cần kiên trì và áp dụng thường xuyên thì mới có tiến triển tốt.
2/ Thuốc trị tổ đỉa ở chân và tay hiệu quả
Nếu có dấu hiệu bệnh ở tay và chân thì bạn có thể tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tùy theo mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn như các loại thuốc sau:
- Thuốc tím: dùng để vệ sinh vùng da bị bệnh, hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
- Cồn BSI: sát khuẩn và làm cho lớp sừng bên trên bong tróc, dễ dàng hơn cho việc điều trị.
- Thuốc kháng khuẩn như: Eosine, Milian dùng cho các trường hợp mụn nước quá lớn và tạo mủ bên trong.
- Thuốc kháng histamine để ức chế giải phóng histamine, nhờ đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
- Thuốc kháng sinh: dùng với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn, ngăn ngừa hạn chế tình trạng viêm nhiễm của bệnh. Các loại kháng sinh hay được chỉ định dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống như: Fucidin, Muporocin, Oxacillin,…
Việc điều trị bệnh tổ đỉa ở tay hay điều trị bệnh tổ đỉa ở chân đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng cần phải chú ý theo dõi tiến triển, nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp, tránh những tác dụng phụ làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả chữa trị.
3/ Sử dụng các bài thuốc đông y
Theo các thầy thuốc đông y, bệnh tổ đỉa xuất hiện chủ yếu do độc tà, phong tà hay nhiệt tà xâm nhập và thể hiện ra bên ngoài da. Nếu không được chữa sớm sẽ dễ gây sưng viêm, lở loét… Chính vì vậy, việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm giải độc, thanh nhiệt và trừ thấp. Các bài thuốc đông y với nguyên liệu từ tự nhiên không chỉ an toàn mà còn hết sức hiệu quả. Bạn có thể tiến hành các bài thuốc như sau:
# Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: lá đơn đỏ, hồng hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa.
- Đem tất cả nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc rồi dùng uống trong ngày
# Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: lá trầu không, ô liên rô, dương xỉ, cây mò trắng, dâu tằm
- Dùng tất cả nguyên liệu nấu chung trong một bài thuốc rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 lần.
Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có thể gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Vì vây, người bệnh không nên mua các bài thuốc bán sẵn mà hãy đến các nhà thuốc uy tín để được các thầy thuốc bắt mạch và kê đơn cho chính xác.
4/ Chăm sóc da đúng cách để điều trị tổ đỉa ở chân, ở tay
Ngoài việc dùng các bài thuốc, loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cũng nên chú ý một vài điều để chăm sóc da tốt hơn. Vì da lúc này bị tổn thương nên khá nhạy cảm. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh da thường xuyên, chú ý không chọc hay gãi làm các nốt mụn nước vỡ ra gây viêm nhiễm.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để giảm ngứa và hạn chế kích ứng da.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Đồng thời nên hạn chế đồ ăn dễ kích ứng như: rượu bia, thịt gà, đồ ngọt, hải sản.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng, nhờ đó mà việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Hy vọng rằng những thông tin về cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay sẽ giúp bạn hình dung ra những điều mà mình cần làm khi không may mắc phải căn bệnh này. Đừng quá lo lắng mà hãy thật sự bình tĩnh để tìm ra hướng chữa trị hữu hiệu nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!