Các dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến
Một trong số những dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến đặc trưng đó chính là những tổn thương ngoài da và gây đau đớn.
Vẩy nến thuộc một dạng viêm da mãn tính hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị phù hợp. Đây là căn bệnh gây ra rất nhiều ám ảnh đối với đa số bệnh nhân bởi tính dai dẳng và thường xuyên tái phát trên da. Không những vậy, vẩy nến còn làm cho làn da trông mất thẩm mỹ hơn và ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người.
Một số triệu chứng bệnh vẩy nến cần nắm rõ
Theo thống kê của Tổ chức Vẩy nến Việt Nam, có hơn 3% dân số đang mắc bệnh vẩy nến với các tổn thương ngoài da, móng, khớp,… Biểu hiện bệnh vẩy nến được chia thành 6 loại và thường được nhận biết qua những dấu hiệu đặc trưng. Mỗi người nên tự bổ sung kiến thức cũng như thông tin về bệnh vẩy nến để sớm được nhận biết và có thể tìm thấy cách cải thiện kịp thời.
Bạn đọc muốn biết: Bệnh vảy nến có lây không?
Căn bệnh vẩy nến sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình tại một vài bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như:
- Tổn thương ngoài da và vùng da bị tổn thương
Là biểu hiện thường gặp và dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này. Những tổn thương này thường xuất hiện với các tổn thương thành mảng đỏ, có vẩy trắng hình giọt nến xếp chồng lên nhau. Các vẩy nến này ngày càng phát triển dày hơn do không tự bong tróc, thường sẽ gây ngứa ngáy, đau nhức. Vùng da tổn thương ban đầu thường có kích thước khoảng 3-15cm hoặc có thể phát triển rộng hơn.
Vùng da dễ mắc bệnh nhất đó chính là những vị trí có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, đầu, vùng mông, xương cùng hoặc những vùng da cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn đến lây lan ra toàn thân.
- Tổn thương ở móng
Ngoài các tổn thương ngoài da thì móng cũng là vị trí lý tưởng để vẩy nến phát triển. Có rất nhiều bệnh nhân gặp phải các tổn thương móng và khiến cho móng yếu, màu vàng đục, dễ dày móng và tạo nên những lỗ nhỏ trên bề mặt. Theo ước tính có hơn 35% tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến đang gặp phải vấn đề phiền toái trong loại tổn thương này.
- Tổn thương ở khớp
Có hơn 2% người bệnh vẩy nến nhẹ gặp sự cố ở khớp trong khi con số này tăng lên đến hơn 20%. Chứng vẩy nến thể khớp có thể kéo dài và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm khớp mãn tính, biến dạng khớp, lệch khớp,… Trong đó, khớp gối và khớp cột sống là 2 vị trí thường bị tổn thương do vẩy nến hơn so với các vị trí khác.
Ngoài những dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến được kể trên người bệnh có thể nhận diện được bệnh qua những loại vẩy nến thường gặp phải. Ở mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng mà mọi người nên nhận diện đúng, đó là:
– Vẩy nến thể mảng: Thường xuất hiện với những tổn thương ngoài da có màu đỏ, vảy màu trắng đục được xếp ở phía bên dưới.
– Vẩy nến thể giọt: Tổn thương trên da có hình bầu dục, màu đỏ và thường gặp nhất là ở tay, chân, đầu.
– Vẩy nến thể mủ: Thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên da với những tổn thương có chứa nước hoặc mủ. Các bọng nước này có thể vỡ ra và khiến cho bệnh lan rộng sang các khu vực xung quanh.
– Bệnh vẩy nến đảo ngược: Thường gặp ở những vùng da có nếp gấp như bẹn, ngực, nách và gây ra những tổn thương có màu đỏ, nhẵn bóng ở bề mặt da.
– Vẩy nến thể đỏ da: Là một loại tổn thương ngoài da khá nguy hiểm. Những vùng da sau khi bị tổn thương có thể dẫn đến bong tróc thành từng mảng và có thể gây tác động trên diện rộng. Thông thường, những vùng da bị bệnh sẽ bị mất đi khả năng bảo vệ và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng da, rối loạn thân nhiệt và đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
– Viêm khớp vẩy nến: Là loại vẩy nến thường gặp, chúng thường xuất hiện xung quanh các khớp và khiến cho các khớp bị viêm. Khớp ngón tay, ngón chân, các khớp nhỏ trên cơ thể là vị trí dễ mắc bệnh nhất.
Căn bệnh vẩy nến thường gây ra những biểu hiện ngứa ngáy vùng da bị tổn thương, những cơn ngứa này có thể xuất hiện ngày càng nhiều vào mùa đông hoặc khi thời tiết có độ ẩm giảm đột ngột. Khi bị vẩy nến, người bệnh thường có xu hướng gãi nhiều, gãi mạnh và làm cho vết thương lan tỏa. Nếu không có biện pháp ngăn chặn đúng cách, vẩy nến sẽ nhanh chóng lan ra toàn thân dẫn đến biến chứng, vì vậy đừng nên quá chủ quan với tình trạng này.
Một số thông tin về căn bệnh vẩy nến mà bạn đọc có thể tham khảo đó là:
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trên đây là một số thông dấu hiệu bệnh vẩy nến cũng như thông tin cụ thể về bệnh. Mỗi người nên tự trang bị cho mình kiến thức về bệnh để có thể nhanh chóng dứt điểm đúng cách. Nếu nhận thấy những biểu hiện được kể trên, tốt hơn hết nên đến gặp chuyên gia Da liễu để nắm bắt chính xác tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vẩy nến khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng.
Phương Thúy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!