Tránh nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng

Bạch tạng và bạch biến đều là bệnh giảm sắc tố da, chính vì vậy đa số mọi người đều nhầm 2 khái niệm này là một. Tuy nhiên bạch tạng và bạch biến  về nguyên nhân bệnh sinh là hoàn toàn khác, cách điều trị cũng khác nhau…. Sau đây tôi xin phân biệt bệnh bạch biến với bệnh bạch tạng để người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.

Bệnh bạch tạng (albinism)

tranh-nham-lan-giua-benh-bach-bien-va-benh-bach-tang. 1

Người bị bạch tạng biểu hiện ở việc giảm sắc tố hoặc mất sắc tố ở da, tóc, võng mạc

Bạch tạng là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm hoặc mất sắc tố ở da, tóc và võng mạc. Người mắc bệnh bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng cũng có trường hợp chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần.

Cơ chế bệnh sinh là có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong quá trình chuyển hóa tyrosin thành DOPA….

Người bệnh bạch tạng khi đi khám đáy mắt thấy đáy mắt và mống mắt trong suốt. Thị lực giảm, không chịu được ánh sáng mặt trời. Người bệnh sợ ánh sáng và nhãn cầu bị giật khi tiếp xúc với ánh sáng.

Người mắc bệnh bạch tạng có da nhạy cảm với tia cực tím nên dễ bị ung thư da khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy người bệnh cần đeo kính và che kín đáo, hạn chế ra ngoài nơi ánh sáng, ánh nắng chiếu trực tiếp.

Bệnh bạch biến (vitiligo) :

Bạch biến là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các dát trắng. Trong bạch biến, tỷ lệ viêm mống mắt chiếm khoảng 10%. Chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố.

tranh-nham-lan-giua-benh-bach-bien-va-benh-bach-tang. 2

Bệnh bạch biến thường biểu hiện ở việc mất sắc tố ở một vùng da trên cơ thể

Bệnh này chỉ chiếm từ 1-2% dân số. Đến nay chưa có công bố chính thức nào về nguyên nhân sinh bệnh, chỉ có giả thuyết cho rằng bệnh liên quan tới quá trình tự miễn đã làm phá hủy các tế bào sinh sắc tố (tế bào sắc tố melamine). Có ý kiến lại cho rằng, bệnh có liên quan tới cơ chế tự phá hủy enzyme và rối loạn hoạt động thần kinh. Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện sau khi có những căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, chấn thương, sau phẫu thuật, đang có thai, cú sốc tinh thần lớn… hay các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol cũng phát sinh bệnh.

Bệnh có tính chất di truyền, khoảng 30% người mắc bệnh bạch biến có người thân trong gia đình cùng mắc bệnh.

Những người mắc bệnh bạch biến hầu hết đều khỏe mạnh, song có thể có nhiều bệnh khác đi kèm như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, bệnh tuyến thượng thận, thiếu máu, thiểu sản tủy, viêm màng não, kiếm thính, rụng tóc, sợ ánh sáng. Vì vậy người bệnh bạch biến cần chú ý sức khỏe của mình, không chỉ quan tâm ở khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần.

Không khó để nhận ra sự khác nhau giữa 2 căn bệnh nếu bạn đã nắm được kiến thức về bệnh cơ bản. Nhìn chung hiện nay kể cả bạch tạng và bạch biến đều nằm trong tình trạng khó chữa bởi thực sự chưa làm rõ được nguyên nhân bệnh sinh ra bệnh, đối với cả Tây y lẫn Đông y đều đang còn gặp nhiều khó khăn về chữa trị 2 căn bệnh này. Nếu xét riêng từng bệnh thì bệnh bạch biến còn có khả năng trị liệu đem lại hiệu quả cao. Còn bạch tạng chỉ là thực hiện các phương pháp hạn chế tình trạng nguy hiểm mà thôi.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ cho các bạn có kiến thức cơ bản về bệnh bạch tạng và bệnh bạch biến, giúp đỡ bạn đọc một phần phân biệt hai căn bệnh này. Khi đã phân biệt được hai chứng bệnh này  thì bạn có thể có những phương hướng trị liệu phù hợp, tránh nhầm lẫn gây tốn thời gian cũng như chi phí trị liệu.

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.