Dị ứng hải sản: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng hải sản có thể là phản ứng của hệ miễn dịch với các loại hải sản giáp xác (như cua, tôm,…) hay hải sản thân mềm (như mực, bạch tuộc,…). Một số trường hợp bị dị ứng sẽ nhanh chóng khỏi nhưng cũng có thể cần sự can thiệp y tế.

dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là tình trạng thường gặp

Dị ứng khi ăn hải sản

Dị ứng hải sản là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất, đồng thời còn gây nguy hiểm làm tăng cao lượng người nhập viện cấp cứu.

1. Nguyên nhân dị ứng hải sản

Có 3 nguyên nhân gây dị ứng hải sản, bao gồm:

  • Trong hải sản chứa nhiều protein nhưng có một số protein lạ mà hệ miễn dịch không nhận diện được. Khi đó hệ miễn dịch sẽ xem đây là dị nguyên, chất có hại cho cơ thể nên sinh ra kháng thể IgE tạo nên hàng loạt histamin gây dị ứng.
  • Có một số loại protein lạ không phải là kháng sinh hoàn chỉnh mà là bán kháng nguyên. Bán kháng nguyên này khi đi vào cơ thể sẽ trở thành dị nguyên thật sự, không phải là do hệ miễn dịch nhận diện nhầm hay mẫn cảm quá mức. Và tương tự như trên, các kháng nguyên được sinh ra để chống lại dị nguyên làm bùng phát triệu chứng dị ứng hải sản.
  • Histamine là một amin sinh học được sản xuất từ hệ miễn dịch và tồn tại trong tế bào bạch cầu mast. Nhưng ở một số hải sản như cá ngừ, cá nục, cá thu,…thì histamin được hình thành do chuyển hóa decarboxylase hay histidine. Do đó chất này tồn tại sẵn trong hải sản, đặc biệt là khi nó chết hoặc ươn.

2. Dấu hiệu dị ứng hải sản

Mức độ nặng nhẹ hay biểu hiện dị ứng hải sản còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Nhưng các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Sẩn đỏ, phát ban ngoài da kèm theo triệu chứng ngứa ngáy.
  • Sưng, phù nề ở lưỡi, môi, má, mặt, quanh mắt,…
  • Có thể nổi mụn nước, để lại vẩy tiết, thương tổn khi vỡ.
  • Khó chịu, bồn chồn, chóng mặt, đau đầu, nặng hơn là mất ý thức, ngất xỉu.
  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Khó thở, thở khò khè, thở không xuôi.
  • Sốc phản vệ là triệu chứng nặng nhất, người dị ứng hải sản có thể co giật, trụy tim mạch, hạ huyết áp.

3. Dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Không có thời gian khỏi dị ứng hải sản chính xác do còn tùy thuộc vào các yếu tố như cơ địa, triệu chứng nặng hay nhẹ, khả năng hồi phục và phương pháp áp dụng điều trị. Nhưng thông thường, dị ứng hải sản sẽ kéo dài từ 4 – 24 giờ hoặc 2 – 3 ngày.

4. Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Thông qua những triệu chứng dị ứng hải sản có thể thấy, trong trường hợp nhẹ sẽ chỉ cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn. Tuy nhiên, nếu như người bệnh quá mẫn cảm, tình trạng dị ứng nặng sẽ gây sưng phù cuống họng, đường hô hấp, đường tiêu hóa khiến người bệnh khó thở, tụt huyết áp hay nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Cách chữa dị ứng hải sản nhanh nhất

Vì vậy người bị dị ứng hải sản cần được điều trị kịp thời và biện pháp thích hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

1. Dị ứng hải sản uống thuốc gì?

Trước khi chỉ định sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán về tiểu sử dị ứng, số lượng hải sản, triệu chứng xuất hiện khi nào, các triệu chứng. Sau đó sẽ được xét nghiệm máu hoặc kiểm tra chích da để phát hiện kháng thể IgE.

Trong trường hợp dị ứng nhẹ, bác sĩ sẽ kê các thuốc kháng histamin như loratadin, chlopheniramin, cetirizin, phenergan,…để làm giảm những triệu chứng. Có thể sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da để chống ngứa như sulfat kẽm, phenol, methol,…

Còn trường hợp dị ứng nặng sẽ được điều trị phối hợp giữa thuốc kháng histamin trên cùng với một vài loại thuốc uống, thuốc tiêm, truyền như:

  • Epinephrin chống suy tiêm, trụy mạch, nâng huyết áp. Được dùng vài phút sau khi phản ứng dị ứng xuất hiện, tuyệt đối không tiêm muộn vì dẫn đến phản ứng phản vệ 2, tăng nguy cơ tử vong.
  • Thuốc chống co thắt phế quản sử dụng cho bệnh nnhaanbij hen hoặc triệu chứng phù thanh quản.
  • Coticoid như prednisone, methyprednisolon,…dùng uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch để đề phòng phản ứng phản vệ muộn, giảm cơn co thắt.
  • Thuốc tiêu chảy, chất điện giải như Loperamid, Berberin, Intergrade, Smectite,…
chữa dị ứng hải sản
Người bị dị ứng hải sản nên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên môn

2. Chữa dị ứng hải sản tại nhà

Nếu như bị dị ứng hải sản nhẹ, bạn có thể tham khảo thực hiện một số mẹo chữa đơn giản như:

# Chanh tươi

Trong chanh có chứa nhiều thành phần kháng viêm, chống độc và làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 trái chanh tươi, 200ml nước muối, 1 chút muối.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch chanh tươi, cắt nửa rồi vắt lấy nước. Pha loãng nước cốt chanh tươi với nước ấm, thêm muối và uống.

# Lá tía tô

Lá tía tô có thể làm giảm những triệu chứng mề đay, mẩn ngứa của bệnh dị ứng hải sản.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g lá tía tô, 500ml nước sạch.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô rồi đem nấu với nước sạch. Khoảng 5 phút sau tắt bếp, để nguội dần rồi uống.

# Mật ong

Mật ong chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm tăng sức đề kháng.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất, 200ml nước ấm.
  • Cách thực hiện: Trộn đều mật ong với nước ấm, khuấy đều rồi đem uống.

3. Phòng ngừa dị ứng hải sản

Ngăn chặn dị ứng hải sản bằng biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Không ăn hải sản đã chết để tránh nạp một lượng lớn histamin.
  • Những người có cơ địa dị ứng có thể phản ứng với khói bốc ra từ hải sản nên hạn chế đứng gần khu vực chế biến.
  • Không ăn hải sản nếu đã từng bị dị ứng hải sản trước đó.
  • Hạn chế ăn những món ăn lạ và nên tìm hiểu kỹ địa điểm ăn uống.

Điều trị kịp thời, đúng cách sẽ cải thiện triệu chứng dị ứng hải sản tốt nhất. Nếu như bệnh không thuyên giảm hoặc có bất cứ câu hỏi nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận hỗ trợ điều trị.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.