Dấu hiệu nhận biết,cách điều trị chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh da liễu có tính truyền nhiễm cao do vi rút gây ra và hay xuất hiện thành dịch bệnh vào mùa xuân. Do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ nhỏ rất dễ mắc căn bệnh này. Da trẻ bị nổi mụn nước phồng rộp rải rác trên khắp cơ thể kèm theo biểu hiện sốt và ngứa ngáy khó chịu là những triệu chứng cảnh báo căn bệnh này. Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiệm trùng máu, viêm mô tế bào…hoặc có thể khiến bé bị tử vong. Do vậy cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết , cách điều trị chăm sóc trẻ bị thủy đậu để con không cảm thấy khó chịu và mau hết bệnh.
Trẻ bị bệnh thủy đậu có triệu chứng nhận diện gì?
Cha mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu bệnh thủy đậu dưới đây để nhanh chóng nhận biết con mình có bị bệnh này hay không:
- Khi bệnh mới khởi phát nó chưa gây ra các triệu chứng nào ngoài da, tuy nhiên có thể khiến bé gặp các biểu hiện khó chịu và làm bé quấy khóc, bỏ ăn như sốt, đau đầu, đau cơ..
- Tiếp theo trên da bé xuất hiện các nốt mụn tròn nhỏ mà chúng ta thường gọi là nốt rạ mọc rải rác khắp cơ thể bé. Chỉ trong vòng 24 giờ đầu các nốt mụn này mọc nhiều hơn và phồng rộp lên thành những bóng nước kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào thời gian mụn xuất hiện. Theo thống kê thì trung bình số lượng mụn mọc trên cơ thể bé khoảng 100-500 mụn.
- Các mụn nước gây ngứa khiến bé rất khó chịu. Nếu để bé cào gãi làm mụn nước vỡ ra thì dịch tiết sẽ lây lan bệnh sang các vùng da khác hoặc lây cho người chăm sóc bé, bé cũng có nguy cơ bị bội nhiễm cao nếu không được chăm sóc cẩn thận.
- Sau vài ngày các mụn nước khô dần và đóng vảy tiết rồi tự bong tróc và thường không để lại sẹo trên da bé
- Trẻ bị thủy đậu thường lâu khỏi hơn người lớn , bệnh có thể kéo dài từ 5-10 ngày mới khỏi hẳn.
Các nốt rạ bệnh thủy đậu xuất hiện khắp cơ thể
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách điều trị và chăm sóc bé khi bị thủy đậu
Việc chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp trẻ bớt ngứa ngáy khó chịu , hạn chế gặp biến chứng và mau lành bệnh. Khi trẻ bị bệnh cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Trước tiên cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khám để các bác sĩ hướng dẫn cách điều trị bệnh thích hợp. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh thủy đậu đặc hiệu. Cha mẹ có thể tự điều trị bệnh cho bé tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ngứa, thuốc hạ sốt, chống nhiễm trùng, thuốc sát khuển ngoài da theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nếu trẻ đang đi học thì tốt nhất nên cho bé ở nhà để tiện chăm sóc và cách ly bé để bệnh không lây lan cho người khác cho đến khi bé khỏi bệnh
- Các mẹ hãy tăng cường bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé, sử dụng nguồn vitamin từ trái cây tự nhiên như cam, quýt, bưởi…là tốt nhất
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ 2 lần /ngày
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé thường xuyên
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.
- Cắt móng tay cho bé,không để trẻ cào gãi làm bể mụn khiến bệnh dễ lây lan và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da . Đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh da cho bé
- Phòng ngủ của bé phải thoáng mát,cho trẻ nằm nơi kín gió , tránh nơi có gió lùa trực tiếp vào người trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước , ăn các thức ăn dễ tiêu hóa
- Đồ dùng cá nhân của trẻ phải được sử dụng riêng
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng nước javel để tiêu diệt vi khuẩn gây hại
- Để hạn chế ngứa ngáy có thể tắm nước ấm cho bé ở nơi kín gió.
- Cha mẹ cần đeo khẩu trang , rửa tay chân sạch sẽ khi tiếp xúc bôi thuốc cho bé.
- Cuối cùng nếu bé có các biểu hiện như khó ngủ, người lừ đừ mệt mỏi, co giật , ngủ li bì, chảy máu ở các nốt mụn thì nên đưa ngay bé đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị chăm sóc trẻ bị thủy đậu tốt nhất, cha mẹ cần nắm rõ những thông tin này để sớm nhận biết và có cách điều trị bệnh kịp thời nhằm tránh những biến chứng xấu cho con.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!