Cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn giúp giảm nhanh tiết dịch
Không giống như da nhờn do tuyến bã tiết nhiều chỉ cần dùng mỹ phẩm là có thể khắc phục tạm thời. Viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý cần điều trị bằng thuốc và áp dụng đúng các cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn từ thiên nhiên.
Tiết lộ 3 cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn bằng thiên nhiên
Theo các chuyên gia da liễu của trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, các biện pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn thông thường như thay đổi lối sống, giảm stress, xây dựng chế độ ăn, tránh xa mỹ phẩm,… thường mang lại hiệu quả tích cực giúp giảm tình trạng tiết dịch và phù nề. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi như mong muốn, bệnh nhân cũng nên kết hợp thêm các cách điều trị viêm da tiết bã nhờn tại nhà từ thiên nhiên. Dưới đây là 3 cách trị viêm da tiết bã nhờn từ tự nhiên:
1. Chữa viêm da tiết bã bằng nha đam tươi
Nha đam có tác dụng làm ức chế sự đau nhức, ức chế vi khuẩn và nấm phát triển. Đồng thời, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da tiết bã gây ra. Bên cạnh đó, thành phần hóa học chứa trong nha đam có công dụng giảm dị ứng, giảm phù nề và chống viêm. Không những vậy, nha đam còn giúp tái tạo, phục hồi làn da hư tổn, giúp làm lành vết thương và tẩy tế bào bị sừng hóa trên da, điều hòa tuyến bã nhờn hoạt động. Nhờ những công dụng tuyệt vời này, nha đam được dùng như dược phẩm không kê đơn tốt cho làn da bị viêm.
Cách làm đơn giản và dễ dàng như sau:
- Sử dụng 1 nhánh nha đam đem gọt vỏ, cắt thành từng khúc và rửa sạch phần gel.
- Dùng miếng nha đam chà lên phần da bị viêm.
- Sau khi lớp nha đam khô lại, các bạn tiếp tục dùng nha đam bôi lên một lớp nữa.
- Chờ nha đam khô (khoảng 1 giờ), bạn vệ sinh lại da bằng nước ấm.
- Thực hiện 3 – 4 lần trong tháng, bài thuốc đặc trị viêm da tiết bã từ nha đam không chỉ giúp làm giảm ngứa, giảm tiết dịch mà còn giúp bạn sở hữu một làn da mềm mịn, tươi sáng.
Lưu ý: Trong nha đam có chứa hoạt chất aloin. Chất này có công dụng giúp tẩy vị đắng nhưng chúng cũng là chất gây nên những cơn ngứa ngáy trên da. Vì vậy, khi sử dụng nha đam làm cách điều trị viêm da tiết bã nhờn, người bệnh nên rửa thật sạch. Tốt nhất, nên kiểm tra xem da bạn có bị dị ứng với thành phần của nha đam hay không.
2. Dùng cây đinh lăng chữa viêm da tiết bã
Một trong những cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn người bệnh không nên bỏ qua đó là dùng cây đinh lăng. Vị thuốc dân gian này không những giúp giảm ngứa, mang lại cảm giác dễ chịu mà còn giúp bạn da mịn màng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị 100g nhánh và lá của cây đinh lăng đem rửa sạch và phơi khô.
- Sau đó cho lá và nhánh cây đinh lăng đã phơi khô vào bình thủy tinh, thêm nước sôi và đậy nắp lại hãm trong 3 giờ.
- Lọc lấy nước và uống trong ngày.
3. Cách trị viêm da tiết bã nhờn bằng hoa cúc
Với đặc tính sát trùng, nhuận gan, tiêu độc, thanh lọc cơ thể, hoa cúc giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, chúng còn giúp xoa dịu thần kinh, giúp người bệnh đi sâu vào giấc ngủ ngon hơn. Bởi vì nhờ công dụng tuyệt vời này, hoa cúc được dùng làm thuốc uống trị viêm da tiết bã khá tốt.
Chỉ cần một gói túi trà lọc hoa cúc pha trong cốc nước ấm và dùng nước này rửa mặt hay tha lên vùng da bị bệnh mỗi ngày. Sau đó chờ 15 phút và vệ sinh lại da bằng nước sạch. Dịch chiết từ hoa cúc sẽ giúp làm mềm lớp sừng trên da, giúp giảm dịch tiết.
Thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn
Thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn thường ở dạng bôi hoặc uống có nồng độ thấp và chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn nên ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sử dụng nhầm lẫn sang các loại thuốc có nồng độ cao, người bệnh nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thuốc.
1/ Thuốc bôi trị viêm da tiết bã
#. Thuốc chống viêm
Đối với trường hợp viêm da tiết bã nhờn vùng da đầu ở người lớn, thuốc chống viêm được sử dụng thường là calcineurin (chất ức chế canxi thần kinh) và corticoid. Những hoạt chất này thường được dùng dưới dạng dầu gội hoặc lotion hay dạng cream. Chẳng hạn như:
- Dầu gội chứa chất chống viêm corticoid thường là những loại dầu gội chứa thành phần fluocinolon.
- Dạng cream bôi tại chỗ như: Thông thường những dạng kem bôi tại chỗ người bệnh thường dùng những loại có chứa hoạt chất betamethason, fluocinolon và desonid. Tuy nhiên, cream được sử dụng nhiều nhất chủ yếu là loại có chứa chất desonid. Bởi chúng không chứa thành phần hydroxyprednisolon acetonid nhưng có hoạt tính kháng viêm khá cao, giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp tế bào biểu bì và giúp giảm ngứa. Nồng độ desonid thường dùng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn thường ở nồng độ thấp 0,05%. Bên cạnh đó, fluocinolon, Desonide (Desonide và DesOwen) là chất có công dụng kháng viêm nhưng người bệnh nên hết sức thận trọng, không nên dùng trong thời gian dài bởi chúng có thể gây mỏng da.
- Chất ức chế canxi thần kinh (calcineurin): cream pimecrolimus, tacrolimus,… đều là những chất ức chế canxi thần kinh có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, kháng viêm giúp cải thiện bệnh. Và một trong những điểm có lợi của thuốc đó là không gây teo da hay làm giảm sức đề kháng của da như các loại thuốc có chứa corticoid. Đôi khi, hai loại thuốc này cũng được sử dụng chung với corticoid bôi tại chỗ để điều trị viêm da tiết bã nhờn ở vùng tai và mặt.
#. Thuốc chống nấm
Thuốc bôi trị viêm da tiết bã thường dùng là các loại thuốc chống nấm phổ rộng dạng gel như ketoconazol. Thuốc này sử dụng mỗi ngày 1 lần. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thuốc chung với corticoid, chủ yếu là desonid. Mỗi ngày bôi một lần và bôi thuốc trong hai tuần để giảm triệu chứng bệnh.
Một số loại dầu gội chứa chất chống nấm ketoconazol thường được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã nhờn. Và liều lượng dùng là mỗi tuần dùng 3 lần. Hoặc cũng có thể kết hợp dùng chung dầu gội với corticoid (desonid), mỗi ngày dùng một lần và chỉ được dùng trong 2 tuần.
Dùng dầu gội selenium sulfid có nồng độ thấp từ 2 – 3% để điều trị bệnh. Đây là loại dầu gội có tính kháng nấm phổ hẹp. Người bệnh chỉ cần dùng nước nóng thấm ướt tóc và cho dầu gội vào lòng bàn tay khoảng 1 – 2 thìa cà phê. Sau đó, bạn xoa nhẹ vào da đầu. Để khoảng 2 – 3 phút rồi gội đầu lại bằng nước lạnh. Mỗi lần gội các bạn nên thực hiện 2 lần. Và mỗi tuần gội từ 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Ngoài các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã nêu trên, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng nấm khác như ciclopirox hoặc fluconazol.
#. Thuốc ức chế miễn dịch
Tacrolimus và pimecrolimus là các loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để thay thế thuốc corticoid đối với trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với corticoid. Tuy nhiên thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
#. Chất tiêu sừng
Trong các phác đồ điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn cổ điển thường không thiếu chất tiêu sừng keratolytic. Thuốc có tác dụng tiêu sừng nhưng không có công dụng kháng nấm như các loại thuốc pyrithion – zinc và acid salicylic.
- Acid salicylic: Thông thương, acid salicylic thường được dùng dưới dạng dầu gội đầu hay dạng thuốc bôi. Thuốc có tác dụng làm tiêu lớp sừng trên bề mặt da. Vì vậy, để cải thiện tình trạng viêm da tiết bã, người bệnh chỉ cần dùng dầu gội chứa acid salicylic 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc bôi thuốc lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Pyrithion – zinc: Đây được coi là chất dẫn của mercapto – pyridin. Hoạt chất vừa có tác dụng giúp làm tiêu sừng vừa có công dụng kháng nấm nhưng chúng không kháng nấm đặc hiệu. Pyrithion – zinc thường có trong dầu gội hoặc dùng trong dạng nhũ tương. Đối với dạng dầu gội, bệnh nhân chỉ nên mua dầu gội có Pyrithion – zinc 1,7%. Khi gội đầu nên để dầu gội ít nhất 5 phút và mỗi tuần gội 2 lần. Riêng dạng nhũ tương 0,5% thường được dùng 2 – 3 lần trong tuần. Loại này có thể dùng cho da mặt nhưng khi dùng người bệnh không nên để dây vào mắt.
#5. Kem trị viêm da tiết bã giúp giảm triệu chứng viêm da
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ khuyên người bệnh nên thường xuyên dưỡng ẩm cho vùng da bị viêm tiết bã. Bởi có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy và mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm và mỗi loại thường có công dụng khác nhau. Chính vì vậy, để lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm giúp trị viêm da tiết bã hiệu quả đang là vấn đề gây đau đầu cho người bệnh. Bởi việc dùng kem trị viêm da tiết bã không phù hợp có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Và để lựa chọn loại kem phù hợp với làn da, giúp kiểm soát bệnh trên da, ngăn ngừa dịch tiết, giảm phù nề, đồng thời giúp dưỡng ẩm cho da, các chuyên gia đề nghị bệnh nhân nên lựa chọn một trong ba loại kem sau đây.
- Kem dưỡng ẩm có dạng mỡ: Người bệnh viêm da tiết bã nên chọn những loại kem có dạng mỡ để dưỡng ẩm và giúp kiểm soát bệnh. Bởi các loại kem này chứa lượng lớn dầu giúp làm mềm da, chống viêm. Điều đặc biệt, loại kem dưỡng ẩm này không gây kích ứng da khá phù hợp với làn da nhạy cảm của người bệnh. Quan trọng hơn, kem chứa mỡ nhiều nên gây rít và nhờn, cho nên khi dùng kem dưỡng ẩm có dạng mỡ, bệnh nhân nên thoa vào ban đêm. Không nên dùng ban ngày, tránh trường hợp da dễ bám bụi và gây nổi mụn.
- Kem dưỡng ẩm dạng bôi: Thông thường, các dạng kem dưỡng ẩm đều có chung mục đích là ngăn chặn sự mất nước, giúp cân bằng độ ẩm trên da, hỗ trợ điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, đa phần các loại kem dưỡng ẩm dạng bôi đều chứa chất bảo quản. Do đó, để đảm bảo an toàn cho da, các bạn nên test kiểm tra độ kích ứng của kem trước khi dùng thoa lên da bị viêm.
- Lotion – Kem dưỡng ẩm dạng nước: Kem chủ yếu chứa nước, rất ít tinh dầu nên rất dễ bị bay hơi. Vì vậy, khi dùng kem bạn không nên ra ngoài trời nắng.
2/ Thuốc uống trị viêm da tiết bã
Nếu các biện pháp nêu trên đều đã được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa thuốc uống trị viêm da tiết bã thích hợp.
#. Nhóm thuốc uống corticoid
Nhóm thuốc uống coriticoid chỉ được bác sĩ chỉ định điều trị khi bệnh chuyển sang giai đoạn trung bình hoặc nặng. Với mức độ bệnh vừa phải, loại thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn được sử dụng chủ yếu đó là Hydrocortisone. Nếu bệnh quá nặng, Propionate và Clobetasol có hàm lượng corticoid cao sẽ được chỉ định dùng dưới dạng tiêm hoặc uống.
Thuốc corticoid có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng bệnh tuy nhiên người bệnh không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Bởi thuốc có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị phù, tăng huyết áp, béo phì, loãng xương,…
#. Thuốc giảm ngứa (thuốc kháng histamin)
Trong trường hợp viêm da tiết bã gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ và đời sống sinh hoạt hàng ngày, để giải quyết cơn ngứa người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm ngứa. Fexofenadin, Loratadin hoặc Certirizin đều là các loại thuốc kháng histamin có tác dụng giúp cắt đứt cơn ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Do đó, người bệnh không nên dùng thuốc uống trị viêm da tiết bã này để chữa bệnh khi đang lái xe hoặc thực hiện các công việc cần độ tập trung cao.
#. Nhóm thuốc kháng sinh
Đối với trường hợp viêm da tiết bã nhờn có nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để chặn đứng tình trạng viêm nhiễm. Các loại thuốc kháng sinh dạng uống như Cloxacillin, Cephalexin hay Oxacillin. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có sự đề nghị của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý sử dụng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Đồng thời, nên dùng đúng liều và đúng cách, hạn chế tình trạng kháng thuốc làm giảm hiệu quả điều trị.
Với các cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn bằng thiên nhiên, người bệnh có thể sử dụng để tự khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra tại nhà. Tuy nhiên, đối với thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh những hệ lụy xấu do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!