TOP 9 cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc nhanh chóng
Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh mà người bệnh sẽ áp dụng những biện pháp điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc khác nhau. Và việc sử dụng những mẹo hay, cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc từ tự nhiên như nha đam, lá khế, bột yến mạch,… vừa giúp cải thiện bệnh hiệu quả vừa khá an toàn với làn da nhạy cảm.
Viêm da dị ứng tiếp xúc là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh xuất hiện khi da có phản ứng dị ứng với hoạt chất lạ tiếp xúc trước đó. Chẳng hạn, đồ trang sức, nước hoa, chất độc của cây thường xuân, mỹ phẩm chăm sóc da, găng tay làm bằng cao su,… đều có thể là nguyên nhân khiến da bị dị ứng và gây viêm. Và các triệu chứng biểu hiện của viêm da dị ứng tiếp xúc đó là người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da bị dị ứng, da thường bong tróc, khô và có vảy. Bên cạnh đó, da trở nên đỏ, phồng rộp và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh thường khiến người mắc phải cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Vì vậy, để lây lại sự tự tin và thoát khỏi các triệu chứng do bệnh gây ra, bệnh nhân cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt, nhất là các vùng da dị ứng ở mặt.
Cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc
Một trong những cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả và cần làm đầu tiên đó là vệ sinh lại vùng da bị kích ứng bằng nước sạch. Và trong nhiều tình huống, cách điều trị bệnh tốt nhất là không điều trị. Người bệnh chỉ cần xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh xa chúng ra trong khoảng thời gian, bệnh sẽ dần dần tự khỏi.
Tuy nhiên, để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bỏng đỏ trên da, các bạn có thể áp dụng các cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng sau đây.
1/ Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bằng lá khế
Một số ghi chép từ Đông y, lá khế có tính lạnh, vị đắng và chát có công dụng trong việc lợi tiểu, giải độc, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, lở loét hay nổi mẩn đỏ, ngứa. Bên cạnh đó, lá khế cũng được ứng dụng trong chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.
Cách chữa đơn giản sau đây:
- Cách 1: Bệnh nhân hái một nắm lá khế đem rửa sạch, rang héo trong chảo, chú ý không được để cho lá khế bị cháy. Tiếp đó, bạn chờ lá khế nguội bớt rồi vò nát và đắp lên vùng da bị dị ứng. Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây nên.
- Cách 2: Người bệnh cho lá khế đã được rửa sạch vào ấm và thêm 1 lít nước với một ít muối biển. Sau khi đun nước sôi, tắt bếp chờ nước nguội dùng nước này để tắm hoặc ngâm mình.
Bệnh nhân bị viêm da dị ứng tiếp xúc có thể áp dụng song song hai cách này để làm tăng tính hiệu quả của bài thuốc.
2/ Tắm bằng bột yến mạch
Chắc hẳn các bạn đều biết tác dụng hữu ích của bột yến mạch đối với sức khỏe và làn da. Không chỉ có công dụng tẩy tế bào chết, bột yến mạch còn giúp kháng viêm và diệt khuẩn khá tốt, rất tốt trong điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.
Bột yến mạch khi dùng riêng lẻ đã cực kỳ tốt nhưng khi điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc các bạn nên thêm một ít muối biển để làm tăng công dụng trị bệnh. Về cách chữa trị, các bạn có thể thực hiện theo các thao tác đơn giản sau đây:
- Bạn lấy 3 – 5 muỗng bột yến mạch cho vào tấm vải rồi thả vào bồn tắm chứa nước nóng.
- Sau đó, các bạn cho thêm một ít muối vào bồn tắm.
Với cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc này, người bệnh chỉ cần ngâm mình trong nước từ 10 – 15 phút mỗi ngày, bệnh sẽ được đẩy lùi. Đồng thời, tinh thần được thư thái, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, da trở nên mịn và trắng sáng hơn.
3/ Sử dụng dầu dừa
Công dụng làm đẹp của dầu dừa không nhắc chắc ai cũng biết. Tuy nhiên, khi nói đến tác dụng chữa bệnh, đặc biệt bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc chắc hẳn có rất ít người biết đến mẹo hay này.
Người bệnh có thể thực hiện cách chữa viêm da dị ứng tiếp xúc bằng dầu dừa theo những bước sau đây:
- Bước 1: Người bệnh nên vô hiệu hóa các chất gây dị ứng bằng cách dùng xà phòng tính nhẹ và nước sạch vệ sinh sạch vùng da bị dị ứng tiếp xúc.
- Bước 2: Sau khi vệ sinh sạch, bạn dùng khăn bông mềm lau khô vùng da bị thương tổn.
- Bước 3: Dùng tăm bông thấm dầu dừa và thoa đều lên vùng da bị dị ứng.
Mỗi ngày các bạn nên thoa dầu dừa lên da ít nhất 3 lần trong ngày. Hoạt chất chống khuẩn, chống viêm và vitamin E chứa trong dầu dừa sẽ giúp cải thiện bệnh, giúp xoa dịu cơn ngứa.
Lưu ý: Để quá trình điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng dầu dừa mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nên sử dụng dầu dừa tinh khiết đã được vô trùng. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn loại dầu dừa được sản xuất theo quy trình ép lạnh. Bởi chúng giúp loại bỏ vi khuẩn và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của dầu dừa, đồng thời làm tăng khả năng tái tạo da non.
4/ Dùng trà thảo dược
Có rất nhiều loại trà thảo dược và mỗi loại trà sẽ có những tính năng, công dụng riêng. Nhưng nhìn chung, chúng đều giúp loại bỏ độc tố, làm giảm ngứa và nổi mẩn đỏ trên da do bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc gây ra.
Người bệnh có thể sử dụng trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc, trà cam thảo,… để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có tiền sử bị bệnh huyết ấp hoặc các bệnh lý về tim hay dị ứng do thuốc tốt nhất không nên chọn trà cam thảo để làm cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc. Ngoài ra, để làm chậm quá tình oxy hóa trên da và ngăn chặn hoạt chất histamin gây dị ứng, người bệnh nên sử dụng trà xanh hàng ngày.
5/ Cây lô hội
Lô hội tươi cũng được xem là thuốc trị viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, người bệnh chỉ cần dùng lấy dịch từ nhánh nha đam và bôi lên bề mặt da bị tổn thương. Chỉ cần làm 2 – 3 lần mỗi tuần, triệu chứng ngứa ngáy sẽ được đẩy lùi. Bên cạnh đó, da sẽ trở nên mịn màng, không còn tình trạng khô, bong tróc vảy và phồng rộp.
Lưu ý: Trong gel nha đam có chứa hoạt chất gây ngứa, tuy nhiên không phải ai cũng bị ngứa. Do đó, để kiểm tra chắc chắn da bạn không bị dị ứng, các bạn nên dùng 1 ít gel nha đam thoa lên vùng cổ tay và để qua 24h. Nếu da bạn không bị sao, các bạn có thể sử dụng phương pháp này để điều trị và ngược lại, không nên dùng.
6/ Rau má
Nhiều người biết đến rau má như một thức uống giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Bên cạnh đó, thức uống quen thuốc này còn được sử dụng như một vị thuốc quý giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, cải thiện bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc.
Và để chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, phồng rộp,… trên da, người bệnh chỉ cần dùng 50g rau má, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước uống. Hoặc bạn cũng có thể dùng rau má nấu canh ăn mỗi ngày đều được. Thường xuyên áp dụng cách này, không chỉ bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc mau khỏi mà làn da của bạn cũng được hưởng lợi trở nên rạng ngời hơn.
7/ Dùng khăn lạnh
Người bệnh cũng có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị phồng rộp, khô và tróc vảy. Chỉ sau 30 phút, các triệu chứng do bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc sẽ giảm dần. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý chỉ được dùng khăn lạnh để đắp lên da chứ không nên ngâm mình trong nước lạnh. Bởi cách làm này sẽ khiến da khô hơn và dễ bị kích ứng, gây tổn thương nặng nề hơn.
8/ Uống thật nhiều nước
Một cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc đơn giản nhưng không gây tốn kém đó là người bệnh nên uống thật nhiều nước. Cách làm này sẽ giúp thúc đẩy mạnh quá trình hydrat hóa trên da giúp cân bằng độ ẩm và hạn chế tình trạng tổn thương trên da do da bị khô. Bên cạnh đó, nước giúp làm tăng cường hoạt động trao đổi chất và bài tiết, giúp đào thải độc tố ra ngoài.
9/ Thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc
Tùy vào tình trạng tổn thương trên bề mặt da mà thuốc điều trị thường không giống nhau.
✪ Đối với trường hợp tổn thương nặng, cấp tính và có tính lan rộng
Thuốc phù nề và chống viêm được kê đầu tiên. Corticosteroide dạng tiêm hoặc uống sẽ với liều lượng trung bình sẽ được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn từ 2 – 3 tuần. Bên cạnh đó dạng bôi sẽ được dùng khi vùng da bị dị ứng đã khô.
Một số loại thuốc chống ngứa được kê đơn kèm theo như thuốc kháng histamin đường uống (có thể kết hợp giữa thế hệ 1 và thế hệ 2 với nhau). Thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorpheniramine hay hydroxyzine thường có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Cho nên, đối với một số trường hợp công việc đòi hỏi sự tỉnh táo không được dùng thuốc này. Thay vào đó, những người này nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 2 như cetirrizin và levocetirizin. Bởi chúng có thể dùng cả ban đêm lẫn ban ngày ít gây buồn ngủ.
Ngoài ra, đối với một số đối tượng viêm da dị ứng tiếp xúc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc cần dùng lúc này là thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc kháng sinh dùng theo đường tiêm hoặc uống nếu bệnh gây nhiễm trùng nặng.
✪ Mức độ tổn thương nhẹ và vừa, đồng thời không cấp tính
Đối với tình trạng bệnh này, người bệnh chỉ cần dùng thuốc corticosteroide đường uống hoặc kết hợp với corticosteroide dạng kem bôi tại chỗ. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc chống ngứa để cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, có thể uống một số loại vitamin như A, E và C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bảo vệ da.
✪ Với trường hợp thương tổn mãn tính
Thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc được chỉ định dùng là mỡ corticosteroide có công dụng trung bình. Bên cạnh đó, kết hợp thêm với thuốc salisic 5%. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giảm ngứa bằng cách dùng thuốc chống ngứa như nêu ở trên. Sau khi vết thương khô, bệnh nhân dùng xen kẽ giữa thuốc chứa corticosteroide và sản phẩm không chứa thành phần này để tránh bệnh tái phát. Đồng thời, nên uống thêm vitamin E, C và A.
Đó là các cách chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh có thể thực hiện để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tổn thương ở mức độ nặng, các bạn nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để tránh bệnh biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!