Bị viêm da cơ địa khi mang thai và những điều cần biết
Bệnh viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu không được chữa trị sớm thì bệnh có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt. Tuy nhiên nếu phụ nỡ mang thai bị viêm da cơ địa thì việc chữa trị không hề đơn giản bởi phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc điều trị như người bình thường. Do vậy phụ nữ mang thai cần phải nắm được một số thông tin về căn bệnh này để có phương pháp điều trị hợp lý.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai
Viêm da cơ địa hay chàm cơ địa là tên gọi cho các bệnh lý dị ứng da ở thể mẫn cảm, đây là căn bệnh mãn tính dễ tái phát, đặc biệt tình trạng bệnh sẽ thường nặng hơn khi gặp các yếu tố thuận lợi như: stress, rối loạn miễn dịch, bệnh mạn tính đi kèm, thai kỳ…
Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện thường do tác nhân dị ứng mẫn cảm gây ra, vì vậy bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu như gặp các yếu tố thuận lợi hình thành bệnh như:
– Yếu tố tâm lý: Khi mang thai chị em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, stress tâm sinh lý kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
– Tiền sử bị bệnh viêm da cơ địa: Thời gian mang thai ở thai phụ có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh nên đối với những ai có tiền sử dị ứng, có tiền sử bị viêm da cơ địa thì khi mang thai sẽ tái phát bệnh trở lại với những biểu hiện nặng hơn.
– Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa độc hại.
– Dị ứng: thời tiết, phấn hoa, hải sản, lông động vật nuôi, bụi bẩn…
Việc phát hiện ra các nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt cũng như giúp việc điều trị bệnh dứt điểm tốt hơn hẳn. Bệnh viêm da cơ địa đối với người mang thai không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà nhiều trường hợp còn viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng tới thai nhi, vì vậy cần phải điều trị sớm đúng cách an toàn nhất. Đặc biệt là thận trọng trong việc sử dụng thuốc để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai
Phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa cần hết sức thận trọng khi dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, chống loét… vì thuốc có thể đi qua nhau thai vào trong thai nhi ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của bé. Thai phụ muốn sử dụng thuốc cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ và chỉ được dùng một số loại thuốc bôi trị bệnh như: Physiogel, hoặc Atopiclair thoa từ 2-3 lần/ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Do thời kỳ mang thai vô cùng nhạy cảm, rất khó khăn trong việc sử dụng thuốc nên nhiều người đã tìm tới bài thuốc dân gian chữa trị bệnh viêm da cơ địa, trong đó có bài thuốc bằng lá trầu không rất đơn giản mà lại an toàn.
Đây là bài thuốc dân gian vô cùng đơn giản là: sử dụng khoảng 6-10 lá trầu không đrửa sạch rồi vò nát và cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút lấy ra để ấm ngâm rửa vết thương tại vùng da bị viêm da cơ địa. Ngâm khoảng 5- 10 phút cho tới lúc nước nguội thì thôi. Thực hiện liên tục 1 lần/ ngày đảm bảo sau 1 tuần vết thương tại vùng viêm da khô lại có có những dấu hiệu khỏi bệnh khá rõ rệt mà không cần phải dùng thuốc.
Trên đây là một số lưu ý dành cho bà bầu bị viêm da cơ địa, Đngoài ra muốn khỏi bệnh nhanh thì người mẹ nên chú ý vệ sinh vết thương hợp lý loại bỏ bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúc các mẹ sớm khỏi bệnh một cách an toàn.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!