NÊN CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI ĂN DẶM MẤY BỮA MỘT NGÀY ?

Ăn dặm là việc bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bé từ các thức ăn ngoài sữa mẹ, không những đảm bảo cho sự phát triển của bé sau này, mà còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ và thể chất của bé khi lớn lên vì vậy mẹ cần lưu ý cho con ăn dặm đúng và đủ tiêu chuẩn.

Thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm

Trước tiên, các mẹ cần quan tâm tới thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Các mẹ cần biết rằng không phải bé nào cứ 6 tháng tuổi là  bắt đầu ăn dặm. Điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển của bé, có bé nhanh có bé chậm. Vì vậy mẹ cần quan sát để biết khi nào cho bé ăn dặm là thích hợp nhất. Các dấu hiệu dưới đây cho thấy bé yêu sẵn sàng ăn dặm:

  • Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ biết giữ thẳng đầu và có thể tự ngồi.
  • Trẻ biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn bất cứ món nào.
  • Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn.
  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật .

nen-cho-6-thang-tuoi-dam-may-bua-mot-ngay. 2

Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm bao nhiêu bữa một ngày?

Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm hai bữa một ngày. Mẹ cần chú ý tới khẩu phần ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, dựa trên nguyên tắc ăn từ từ, đặc dần và cầu kì hơn.

Đây là giai đoạn đầu tiên bé bắt đầu ăn dặm nên mẹ cần chú ý:

  • Không vội vàng, không học theo kinh nghiệm của người quen.
  • Không cần tới sự đa dạng.
  • Không ham chạy theo số lượng.
  • Không ép bé ăn tránh tình trạng bé sợ hãi món ăn.

nen-cho-6-thang-tuoi-dam-may-bua-mot-ngay. 3

Bên cạnh đó vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ song song với ăn dặm. Thực hiện chế độ ăn đúng theo chế độ về dinh dưỡng, đặc biệt món ăn cần phải đầy đủ Canxi. Để trẻ thích nghi với thức ăn lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều và cho ăn từ loãng đến đặc.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm:

– Thức ăn bổ sung:  Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần và vận động, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho bé ăn dặm phải đầy đủ 4 nhóm chất (đạm, mỡ, chất xơ và tinh bột).

nen-cho-6-thang-tuoi-dam-may-bua-mot-ngay. 4

– Thay đổi món ăn cho bé để bé thích nghi dần với từng món.

– Không nên cho trẻ ăn theo kiểu ăn tách rời: bữa ăn với thịt, bữa ăn với rau… Như vậy cơ thể sẽ luôn luôn bị thiếu chất, trẻ không phát triển và lớn nhanh được.

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn đang duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc. Cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái. Về lượng đồ ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài thìa là ngừng. Đối với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu trong bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để tạo thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

nen-cho-6-thang-tuoi-dam-may-bua-mot-ngay. 5

Khi mới bắt đầu ăn, nên khuyến khích trẻ dùng bột ăn liền trong một khoảng thời gian ngắn trước. Vì lúc này thận của trẻ còn yếu, nếu nấu phải cân đo kỹ lưỡng để khẩu phần ăn không quá nhiều đạm, làm tăng gánh nặng cho thận. Tập từ từ ít đến nhiều, nên pha bằng 1/2 công thức mà nhà sản xuất đưa ra.

Chúc các mẹ thành công!

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.