BÉ 3 THÁNG TUỔI NGÀY Ị MẤY LẦN LÀ CHUẨN?

Trẻ sơ sinh là độ tuổi rất nhạy cảm với môi trường, từ đồ ăn thức uống tới sữa mẹ, nếu có trường hợp bất thường xảy ra sẽ thông qua hệ bài tiết và tiêu hóa của trẻ.  Vì hệ tiêu hóa và bài tiết ở trẻ còn non nớt nên rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Bé 3 tháng tuổi ngày ị mấy lần?

3-thang-tuoi-ngay-may-lan-la-chuan. 1

Vấn đề tiêu hóa và bài tiết luôn là vấn đề được quan tâm nhất của các bậc làm cha mẹ. Bất kì một dấu hiệu nào bất thường ở trẻ khi đi ngoài cũng làm mọi người lo lắng. Thông thường, khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa sẽ có những biểu hiện rõ rệt nhất thông qua phân của trẻ. Vì vậy, trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường, đặc biệt trong giai đoạn bé được 3 tháng tuổi, nếu bé đi ngoài có bọt, chảy máu hoặc có nhầy thì các mẹ sẽ xử lí ra sao? Cách giải quyết về vấn đề này luôn làm các mẹ đau đầu.

Bé 3 tháng tuổi bình thường đi ị như sau:

  • Bé bú mẹ hoàn toàn, đi hoa cà hoa cải là chuyện bình thường, một ngày bé thường đi 2-3 lần.
  • Phân vón cục nhưng không bị lỏng.
  • Phân không có chất nhày, không có bọt hoặc không có máu.

Các trường hợp đi ị bất thường của bé

3-thang-tuoi-ngay-may-lan-la-chuan. 2

Trường hợp bé đi ngoài phân có màu xanh, có nhầy thậm chí có cả máu thì bé có nguy cơ mắc bệnh lí về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, lồng ruột, lạnh bụng và nặng hơn có thể dẫn tới tiêu chảy cấp.

Đối với trẻ rối loạn tiêu hóa:

  • Do mất sự cân bằng của hệ vi sinh, hệ hoạt động không tốt hoặc chưa hoàn thiện.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lí, khẩu phần ăn chứa nhiều dầu mỡ và thếu chất xơ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, hoặc có thể do mẹ uống thuốc kháng sinh quá liều nếu đang cho con bú.
  • Trẻ biếng ăn, lười ăn.

3-thang-tuoi-ngay-may-lan-la-chuan. 3

Khi trẻ bị lồng ruột: Hiện tượng này xảy ra khi một khúc ruột bên trên của trẻ bị lồng vào khúc ruột dưới hoặc ngược lại làm gây tắc ghẽn bên trong ống ruột. Nguyên nhân xảy ra là do bé bị tung hứng mạnh hoặc xốc mạnh.

Bé bị lạnh bụng khi ngủ: Trẻ sơ sinh có phần bụng rất nhạy cảm đối với nhiệt độ bên ngoài, đặc biệt là khi trơi đổ lạnh bé rất dễ bị lạnh bụng. Điều này khiến bé bị lạnh bụng làm đi ngoài, lâu dần làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Trẻ có thể bị tiêu chảy cấp do bé bị nhiễm khuẩn  đường ruột, do vi khuẩn hoặc do vi rút kí sinh gây nên. Ngoài ra, bé  có thể bị tiêu chảy do không dung nạp hoặc dị ứng với thức ăn.

Các biện pháp tốt cho hệ tiêu hóa của bé

3-thang-tuoi-ngay-may-lan-la-chuan. 3

Bé 3 tháng tuổi đi ngoài có bọt, chất nhầy hoặc có máu thì các bậc phụ huynh nên xử lí như thế nào?

  • Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tẩy giun đúng lịch cho trẻ.
  • Cần đưa bé tới các trung tâm yế để khám chữa bệnh vì đây là bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
  • Mặc quần cạp cao cho trẻ khi ngủ đề phòng bé cựa quậy làm hở bụng khiến bụng bị lạnh. Sử dụng các sản phẩm chống lạnh bụng như tinh dầu, dầu gió…thoa vào bụng để giữ ấm.
  • Kiểm tra tình trạng mất nước nếu bé bị tiêu chảy kéo dài.

Để phòng các bệnh liên quan đến tiêu hóa cho bé, các mẹ cần tăng cường cho bé bú thêm, kể cả ban đêm.  Tăng cường những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn dinh dưỡng như cháo chân giò, gạo nếp, vừng…  Các mẹ chú ý uống thêm các nước hoa quả và tránh mất ngủ cũng như căng thẳng thần kinh để cơ thể có thể tiết sữa tốt hơn. Còn nếu tình trạng trên không cải thiện thì các mẹ nên cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa sữa nhân tạo để có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé yêu của bạn phát triến.

Chúc các mẹ có thêm thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm nuôi con để bé phát triển thật khỏe mạnh!

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.