Món ăn bổ dưỡng cho người bị viêm gan B

Bị viêm gan B là một thiệt thòi lớn cho người bệnh bởi họ chẳng thể ăn uống được gì nhiều. Áp dụng chế độ kiêng cử khắc nghiệt theo chỉ định của bác sĩ đã khiến nhiều người dần mất hứng thú với việc ăn uống. Những lúc như thế, một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng sẽ là yếu tố kích thích giúp bệnh nhân viêm gan B dần lấy lại niềm vui trong ăn uống, đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

Món ăn bổ dưỡng cho người bị viêm gan B

Virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Những triệu chứng đầu tiên khi bệnh vừa mới phát bao gồm nóng sốt, mẩn đỏ trên da, đau và sưng ở các khớp, vàng da, vàng mắt…Để cải thiện chức năng gan, bệnh nhân viêm gan B không nên quá kiêng cử mà cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi lại hoạt động của gan.

mon-an-bo-duong-cho-nguoi-bi-viem-gan-bMón 1. Cháo đậu xanh rong biển

  • Chuẩn bị: 50g mỗi thứ gồm gạo tẻ, đậu xanh, rong biển, gia vị nêm nếm các loại.
  • Thực hiện: gạo vo sạch, để ráo. Đậu xanh vo sạch, ngâm trong nước ấm. Rong biển rửa sạch, ngâm cho nở, thái thành từng miếng vuông. Gạo cho vào nồi, đổ nước sấp mặt rồi bắt bếp nấu sôi, sau đó cho tiếp đậu xanh vào, thêm khoảng 3 bát nước con, đun với lửa nhỏ. Khi thấy đậu xanh nở gần hết thì cho rong biển vào, nấu đến khi nhừ, nêm tí gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, dùng nóng.
  • Công dụng: thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc gan, thích hợp dùng khi thời tiết oi bức. Bạn dùng món này kết hợp với uống nước từ đậu xanh với cam thảo để tăng cường khả năng giải độc cho gan, trường hợp ngộ độc thức ăn, ngộ độc nấm hoặc sắn có thể dùng nước này để giải độc. Chỉ cần cho 60g cam thảo và 120g đậu xanh vào nồi với một lít nước, nấu sôi lên để dùng.

Món 2. Canh trứng gà nấu với táo đỏ và câu kỷ

  • Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 30g câu kỷ tử, 20g táo đỏ, 30ml nước lọc.
  • Thực hiện: trứng gà luộc chín, bóc vỏ. Cho vào nồi với các nguyên liệu còn lại, đun với lửa nhỏ đến khi sôi, thêm tí đường đỏ vào nấu cho tan rồi tắt bếp, múc ra dùng dần. Chia làm 2 phần nhỏ dùng vào cử sáng và tối trong ngày khi nóng. Cách 2 ngày thì dùng một lần.
  • Công dụng: bổ thận và tỳ vị, trừ thấp, thích hợp cho người bị viêm gan mạn.

mon-an-bo-duong-cho-nguoi-bi-viem-gan-b-1Món 3. Canh thịt heo nạc nấu với nấm rơm

  • Chuẩn bị: 200g thịt heo nạc và 200g nấm rơm, vài nhánh hành ngò, gia vị vừa đủ dùng. Có thể thêm các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, để tạo thành món súp bổ dưỡng.
  • Thực hiện: nấm rơm rửa sạch, ngâm muối, chẻ đôi. Thịt nạc rửa sạch thái miếng vuông. Các loại rau củ khác rửa sạch, thái khúc nhỏ. Cho nấm rơm và thịt nạc và các loại củ khác vào nồi, đun đến khi nhừ, nêm thêm gia vị vừa ăn, rắc tí hành ngò lên mặt rồi tắt bếp, múc ra dùng nóng.
  • Công dụng: kiện tỳ vị, nhuận táo, hỗ trợ tích cực cho việc hồi phục chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan mạn.

Món 4. Cháo gạo lức với hải sâm

  • Chuẩn bị: 80g gạo lức, 40g hải sâm, 40g cải bẹ xanh hoặc cải cúc, 8 quả táo đỏ (loại quả nhỏ), gia vị đủ dùng.
  • Thực hiện: gạo lức vo sạch. Hải sâm rửa sạch để cả miếng. Cải bẹ xanh rửa sạch, ngâm muối rồi đem cắt khúc. Táo đỏ rửa sạch. Gạo đem nấu nhừ thành cháo, khi sôi đợt đầu thì cho hải sâm và táo đỏ vào, thêm 2 bát nước con và tiếp tục đun với lửa nhỏ cho đến khi cháo nhừ, cho cải bẹ xanh vào sau cùng, dùng muỗng khuấy đều, nêm thêm tí gia vì, tắt bếp là dùng được.
  • Công dụng: bổ tỳ vị, người ăn ngủ kém hoặc có cơ thể suy nhược dùng món này 2 ngày một lần để nhanh hồi phục, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm gan cấp và mãn tính.

mon-an-bo-duong-cho-nguoi-bi-viem-gan-b-2-copy

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

Trong thời gian nhiễm virus viêm gan, bệnh nhân nên lựa chọn các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa được chế biến từ gạo tẻ, bột mì, các loại đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen).

Bổ sung thực phẩm giàu đạm thường có trong thịt, cá, trứng, sữa. Gan mang bệnh sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vitamin nên bệnh nhân viêm gan cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết, có thể lấy từ những nguồn rau, củ, trái cây tươi (cam, quýt, táo, bầu, bí…). Cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng là rất cần thiết nhưng chỉ nên dùng với lượng phù hợp (1g/kg/ ngày), không nên tiêu thụ quá nhiều vì gan đang hoạt động kém nên sẽ gây bất lợi cho việc chuyển hóa và hấp thụ thức ăn.

Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, món rán, chiên, xào. Các gia vị kích thích cũng nên hạn chế sử dụng. Trong thời gian này cũng nên tuyệt giao với các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffe.

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu trị viêm gan virus. Vì vậy, muốn cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm gan phải biết cách tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe để không làm lây lan virus cho cộng đồng. Kiêng cử ăn uống quá đà nhưng không quá khắt khe để vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.