Viêm âm đạo ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng xảy ra do sự bùng phát của vi khuẩn có hại trong khu vực âm đạo. Bệnh lý này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và mức độ ảnh hưởng là như thế nào?.

Viêm âm đạo là tình trạng viêm phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh lý này được gây ra bởi sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn sống trong âm đạo của bạn. Ước tính khoảng 1 trong 5 phụ nữ bị viêm âm đạo trong quá trình thai kỳ của họ.

Viêm âm đạo khi mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai là rất phổ biến

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bà bầu hiểu rõ về sự ảnh hưởng của tình trạng viêm âm đạo khi mang thai đến đứa con trong bụng của mình và cách điều trị phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của mẹ và bé.

I/ Viêm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và cho thấy rằng, có khoảng 1 triệu phụ nữ mang thị bị bệnh viêm âm đạo mỗi năm. Phụ nữ có thai có nguy cơ gia tăng khả năng mắc bệnh viêm âm đạo là do sự thay đổi tiết tố xảy ra trong thai kỳ.

Cũng theo các nghiên cứu đã phát hiện ra, nếu bạn mắc phải bệnh viêm âm đạo khi mang thai, con bạn sẽ có nguy cơ cao bị sinh non. Sinh non là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Tạp chí Y học New England đã đưa ra kết quả nghiên cứu rằng, bạn có khả năng sinh con sớm hơn 40% nếu bạn bị viêm âm đạo. Điều này giúp khẳng định có mối liên quan mật thiết giữa tình trạng viêm âm đạo và nguy cơ sinh non trong thai kỳ.

Nhẹ cân là một trong những biến chứng thai kỳ được kể đến khi bạn bị bệnh viêm âm đạo khi mang thai. Sinh nhẹ cân là khi bé được sinh ra nặng dưới 2,5kg. Và việc em bé được sinh ra quá sớm hoặc quá nhỏ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Ảnh hưởng của viêm âm đạo đến thai nhi
Viêm âm đạo khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Một vài nghiên cứu khác lại cho thấy có mối liên hệ giữa viêm âm đạo và sẩy thai ba tháng giữa. Ngoài ra, vỡ màng ối sớm cũng được cho thấy trên thực tế với một số ca bệnh nhân bị viêm âm đạo khi mang thai. Các nhà khoa học suy đoán rằng, các vi sinh vật trong âm đạo có thể làm suy yếu sự toàn vẹn của màng bào thai, đây chính là nguy cơ khiến cho nước ối của bạn bị vỡ sớm.

Một điều không rõ ràng là tại sao chỉ có một số phụ nữ bị biến chứng khi mang thai từ viêm âm đạo, trong khi những người khác có thể tự hồi phục và không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến thai nhi. Trong một số ít trường hợp, viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến những phụ nữ chưa bao giờ giao hợp và do đó, nó không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bệnh lý này có thể khiến phụ nữ dễ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tuy nhiên, một phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai nên nói chuyện với bác sĩ của mình về các triệu chứng mắc phải. Các bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch chăm sóc tiền sản định kỳ, bao gồm tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh khỏi sự ảnh hưởng của bệnh tật lên đứa con trong bụng.

Đừng bỏ lỡ thông tin: Bệnh viêm âm đạo ở trẻ em – Phụ huynh cần lưu ý

II/ Viêm âm đạo khi mang thai được điều trị ra sao?

Nếu bạn được sàng lọc và xét nghiệm dương tính với viêm âm đạo khi mang thai, bác sĩ có thể kê toa với các thuốc kháng sinh dưới dạng viên nén hoặc gel đưa vào âm đạo. Điều trị bằng thuốc kháng sinh cho viêm âm đạo là biện pháp an toàn cho em bé trong khi mang thai và sức khỏe của người mẹ. Quan trọng là bạn nên tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đề nghị.

Nói chuyện với bác sĩ khi bị viêm âm đạo thai kỳ
Nên trao đổi với chuyên gia nếu bạn phát hiện viêm âm đạo khi mang thai

Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào các triệu chứng viêm âm đạo mà bạn đang gặp phải trong quá trình thai kỳ của mình. Người bệnh có thể không cần đến điều trị nếu như viêm âm đạo khi mang thai là nhẹ.

Trên thực tế, có tới 30% phụ nữ bị tái phát bệnh trong vòng ba tháng. Thuốc kháng sinh thường giết chết hầu hết các vi khuân gây viêm âm đạo, nhưng không có cách nào để các lợi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn để giữ cân bằng trong môi trường âm đạo. Hãy trao đổi ngay với bác sĩ khi các triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai quay lại với bạn sau khi được điều trị.

Các thuốc sau đây có thể giúp giảm đau, bớt ngứa ngáy. Nhưng điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải được sử dụng sau khi đã có chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc uống: Chẳng hạn như Metronidazole 500mg và Clindamycin 300g, uống 2 lần mỗi ngày trong một tuần.
  • Thuốc bôi: Metronidazole và Clindamycin 5g ở dạng bôi được khuyến cáo sử dụng vào ban đêm cũng mang lại tác dụng. Bạn cần nhớ rằng, các phương pháp điều trị này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng nó không thích hợp để ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ.

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm âm đạo khi mang thai, ví dụ như:

Viêm âm đạo trong thai kỳ cần làm gì
Biện pháp khắc phục viêm âm đạo khi mang thai

Giúp mẹ khỏe, an toàn cho con

  • Các nhà nghiên cứu y khoa cho thấy rằng, mặc đồ lót bó sát có thể làm tăng độ ẩm trong khu vực âm đạo, điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công và gây viêm. Chính vì vậy, nên loại bỏ độ ẩm dưa thừa bằng cách mặc quần áo rộng, nhất là nên lựa chọn những loại đồ lót mềm mại, thoải mái.
  • Phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai nếu quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ khiến cho bệnh trầm trọng hơn và gây các biến chứng thai kỳ. Tốt nhất là nên hạn chế quan hệ tình dục và hãy chắc chắn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, các thực phẩm lên men, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Mặt khác, hãy hạn chế đường, các sản phẩm chế biến, thực phẩm dễ gây dị ứng… Thức ăn có mối liên quan rất mật thiết đến việc làm giảm nguy cơ viêm âm đạo khi mang thai ở phụ nữ. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về một chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh, hãy xem ngay thông tin chi tiết: bệnh viêm âm đạo nên ăn gì và kiêng gì
  • Đừng thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng thơm trên bộ phận sinh dục của bạn. Những sản phẩm này có thể làm đảo lộn sự cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng xà phòng trung tính không mùi cho âm đạo. Nó sẽ ngăn ngừa việc làm thay đổi độ pH của âm đạo và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo trong thai kỳ.
  • Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng thiếu hụt vitamin D có thể gây viêm âm đạo khi mang thai. Do đó, uống đủ vitamin D khi mang thai sẽ giúp tránh và ngăn ngừa viêm âm đạo diễn biến xấu đi, gây ra các biến chứng thai kỳ.
  • Hút thuốc lá có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo. Điều này có thể làm mất đi sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong môi trường âm đạo. Bỏ thuốc lá để ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo. Hút thuốc nhiều là rất tai hại đến thai kỳ của bạn.
  • Theo dõi thai kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

Trong khi có bằng chứng cho thấy rằng, các phương pháp điều trị tự nhiên có thể hỗ trợ trong công tác phòng chống viêm âm đạo khi mang thai. Tuy nhiên, điều này không thể bảo vệ hoàn toàn cơ thể bạn chống lại sự nhiễm trùng hoặc biến chứng do viêm âm đạo khi mang thai.

Nếu bạn nghi ngờ rằng, cơ thể bạn đang gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo trong quá trình thai kỳ của mình. Điều tốt nhất là nên liên hệ và nói chuyện với bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị viêm âm đạo hiệu quả nhất cho bạn.

Biên soạn: Hoài Thu

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.