Bị ngứa khóe mắt là do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Hiện tượng bị ngứa ở khóe mắt thường gặp phải ở những người làm việc văn phòng hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử có tần số ánh sáng lớn. Nhưng “bị ngứa khóe mắt do đâu? Biểu hiện bệnh gì?” vẫn là thắc mắc chưa có lời đáp cụ thể.
Ngứa nơi khóe mắt gây ra không ít phiền toái và khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Theo phản ứng tự nhiên, nhiều người sẽ đưa tay lên mắt để dụi mạnh và liên tục để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, Tuy nhiên, nguyên nhân bị ngứa khóe mắt do đâu? Biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng ngứa khóe mắt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết mà chuyên gia chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân khiến khóe mắt của bạn bị ngứa là gì?
Theo lý giải của BS. Đặng Thị Thạch Hà, Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng “tổn thương” vùng mắt, trong đó thói quen vệ sinh mắt, khăn rửa mặt là những tác nhân tác động trực tiếp. Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác như ngồi máy tính quá nhiều, thiếu vitamin thiết yếu giúp mắt điều tiết hoặc do vệ sinh bàn tay không hợp lý trước khi đưa lên mắt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ngứa, khó chịu.”
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm: Bị ngứa lỗ tai do đâu – Làm sao để hết ngứa
Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ ra một số nguyên nhân khiến khóe mắt bị ngứa, cụ thể đó là:
– Dị ứng động vật, môi trường, mỹ phẩm:
Ngứa khóe mắt do viêm kết mạc thường có biểu hiện dị ứng từ một số tác nhân môi trường như khí hậu, lông động vật, mỹ phẩm. Triệu chứng này có thể là phản ứng của một số kháng sinh trong cơ thể khi phát hiện những tác nhân lạ như sử dụng mỹ phẩm có chứa một số hợp chất không phù hợp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với lông động vật như chó, mèo, gấu bông,…
– Vướng vật thể lạ trong khóe mắt:
Lông mi, các vật thể li ti như khói bụi có thể chui vào mắt và khiến cho mắt bạn ngứa ngáy rất khó chịu. Những tác động trực tiếp như dụi mạnh, chà xát có thể dẫn đến tình trạng bào mòn giác mạc và làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt rất cao.
– Sử dụng kính áp tròng không đúng cách:
Một nguyên nhân nữa có thể khiến cho khóe mắt bạn luôn cảm thấy khó chịu đó là sử dụng kính áp tròng không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên. Việc sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm võng mạc, khô mắt, dị ứng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh kính áp tròng không đảm bảo còn dẫn đến nguy cơ gây viêm kết mạc, điều này khiến cho đôi mắt trở nên nhạy cảm, đỏ, ngứa và khó chịu hơn.
Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như hen, eczema, viêm mũi thì phải hết sức thận trọng khi sử dụng kính áp tròng. Để cải thiện triệu chứng khó chịu do sử dụng kính áp tròng quá lâu, các bạn có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng để làm xoa dịu những phản ứng khó chịu và làm giảm cơn ngứa.
– Thiếu vitamin A, khô mắt:
Trong một thời gian dài không được bổ sung nước cũng như hợp chất để bôi trơn mắt thì mắt sẽ có phản ứng báo hiệu, đó là cơn ngứa dữ dội bùng phát, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Trái ngược với một số nguyên nhân gây ra ngứa mắt được tìm thấy trên đây, thì ngứa mắt do thiếu vitamin là một tình trạng mãn tính phổ biến và cần được điều trị gấp. Khô mắt khiến cho mắt luôn ở trạng thái đau, ngứa, làm mờ tầm nhìn, nhức mắt,… Các bạn có thể thường xuyên sử dụng nước mắt nhân tạo và bổ sung vitamin đúng cách.
– Viêm mí:
Tình trạng viêm mí khiến cho mắt luôn ở trạng thái ngứa rát, nóng đỏ và chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô mắt, mỏi mắt, viêm giác mạc hoặc nghiêm trọng hơn là rụng hết lông mi,… Tình trạng viêm mí cần được phát hiện và điều trị đúng cách để làm giảm những biến chứng không mong muốn.
– Ngứa khóe mắt biểu hiện một số bệnh lý về mắt:
- Giả u viêm hốc mắt: bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đau ở mắt, sốt, tổn thương gân cơ làm cho vân nhãn dày ra.
- Điểm vàng ở mí mắt: báo hiệu cho tình trạng sử dụng cholesterol cao vượt mức bình thường.
- Chấn thương: xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt cũng có triệu chứng gây khó chịu, cộm,… Lúc này, chúng có thể dẫn đến tình trạng chấn thương trong hốc mắt và cần đưa dị vật ra bên ngoài để không làm cho hốc mắt tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã:
Mụn lẹo thường xuất hiện ở bên ngoài mí mắt báo hiệu cho tình trạng ung thư biểu mô tuyến bã. Trước khi mụn lẹo xuất hiện, nó cũng có những dấu hiệu báo trước như ngứa khóe mắt, đau, chảy nước mắt,… Khi mụn lẹo xuất hiện, các bạn nên thăm khám và điều trị sớm để nhanh chóng dứt điểm tình trạng, tránh để lại tổn thương sâu cho mắt.
Giải pháp cải thiện triệu chứng ngứa khóe mắt
Thay vì thường xuyên đưa tay lên dụi, gãi, chà xát mạnh làm cho giác mạc tổn thương thì khi bị ngứa khóe mắt, các bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây.
1- Vệ sinh mí mắt
Khi có biểu hiện ngứa ngáy ở khóe mắt, các bạn hãy dùng dung dịch nước muối để vệ sinh bờ mi sạch sẽ, đồng thời rửa theo bờ mí trên, dưới để loại bỏ các vi khuẩn. Ngoài ra, các bạn có thể dùng tăm bông sạch để chấm nước vệ sinh, tránh làm cho vi khuẩn lây lan và làm ảnh hưởng rộng đến vùng mắt.
2- Chườm ấm
Là giải pháp giúp làm giãn nở các tuyến mi mắt và làm tăng khả năng giải phóng cặn bã, làm sạch mi và hỗ trợ tình trạng gây viêm mí. Bằng cách, bạn dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm để chườm lên vùng mí mắt bị ngứa. Thư giãn khoảng 10-15 phút để cải thiện triệu chứng ngứa khóe mắt tạm thời.
3- Đắp khoai tây sống
Đây là giải pháp giúp cải thiện tốt triệu chứng ngứa mí mắt hiệu quả và làm giảm triệu chứng khó chịu ở mí mắt nhanh nhất. Bằng cách gọt bỏ vỏ khoai tây, rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng vài phút. Dùng khoai tây ướp lạnh để đắp lên mắt và thư giãn khoảng 30 phút. Triệu chứng viêm bờ mi cũng có thể giảm thiểu hoàn toàn khi thường xuyên sử dụng khoai tây để đắp lên mí mắt.
4- Massage bờ mi
Ngoài những cách được kể trên thì việc vệ sinh vùng mắt, tay trước khi chạm vào mắt, massage bờ mi cũng rất quan trọng. Sau khi đã làm đủ các thủ tục trên, các bạn dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vùng đuôi mắt sau đó kéo căng về phía tai. Tiếp theo, các bạn dùng ngón tay trỏ đặt ở góc mí gần sống mũi, ấn nhẹ nhàng lên bờ mi, rồi sau đó kéo căng từ sống mũi ra đuôi mắt. Kiên trì thực hiện đều đặn cách này khoảng 3-5 lần/ngày để làm giảm triệu chứng ngứa mi mắt và giúp cho đôi mắt luôn cảm thấy được thư giãn.
Bài viết bạn đọc tham khảo thêm:
Bài viết này đã vừa giải đáp thắc mắc “Bị ngứa khóe mắt do đâu? Biểu hiện bệnh gì?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người có thể phòng tránh được những biểu hiện ngứa mắt phiền toái nhất. Nếu như mắt có biểu hiện ngứa rát lâu ngày, các bạn nên trực tiếp thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Ngọc Mai
toi thuong bi ngua khoe mat trai no cam giac nhu mi rung roi vao mat v rat kho chiu