Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng rất phổ biến và gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Điều này khiến cho bà bầu không chỉ khó chịu, khổ sở trong suốt thai kỳ mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế bà bầu hãy tìm hiểu thật kỹ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút

Bà bầu thường bị chuột rút ở vùng bụng và chân. Bị chuột rút ở chân là do khi mang thai, trọng lượng cơ thể ngày càng tăng gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút ở chân, đặc biệt tình trạng xảy ra nhiều về đêm và cuối thai kì. Ngoài ra, khi mang thai nhiều bà bầu bị ốm nghén không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ.

ba-bau-bi-chuot-rut-phai-lam-sao. 1

Các chứng đau nhức, chuột rút ở vùng bụng là do khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng.

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Khi mang thai đặc biệt giai đoạn cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để phục vụ cho thai nhi, do đó bà bầu thường thiếu canxi khiến dễ căng cứng cơ, co rút,…

Khi bị chuột rút mẹ bầu phải làm sao?

ba-bau-bi-chuot-rut-phai-lam-sao. 2

Nếu bị chuột rút, ngay lập tức bà bầu cần làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân trước tiên, nhẹ nhàng uốn nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển. Thực hiện những động tác này có thể lúc đầu sẽ làm bà bầu thấy đau, khó chịu nhưng nó sẽ làm giảm những cơn co thắt và cơn đau sẽ dịu đi trong giây lát. Sau đó, thai phụ có thể mát xa các cơ ở bắp chân và đùi, chườm nóng các cơ. Đi lại và thư giãn để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân thì nên gọi cho bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra cẩn thận tránh các tình huống xấu có thể xảy ra.

ba-bau-bi-chuot-rut-phai-lam-sao. 3

Cách phòng tránh bị chuột rút

– Cách tốt nhất là bà bầu nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,…và thuốc, sữa bổ sung canxi theo sự chỉ đạo của bác sĩ.

– Ăn uống đầy đủ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

– Thường xuyên vận động nhẹ nhàng; tránh tình trạng đứng hay ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu dễ bị chuột rút nhiều hơn. Nếu làm việc văn phòng, bà bầu hãy tranh thủ thời gian đứng lên đi lại, khi ngồi tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Nhớ không vận động mạnh, nhất là không được mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị áp lực nhiều và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.

ba-bau-bi-chuot-rut-phai-lam-sao. 4

– Mát-xa chân: Thường xuyên thực hiện ngâm chân,  xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được “thư giãn”. Có thể nhờ chồng thực hiện mỗi tối.

– Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể kê chân cao một chút với chiếc gối mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút.

– Tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt như đi bộ, yoga và những bài tập cho chân…

Chúc các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, dễ chịu!

Rate this post

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.