Mất ngủ kéo dài phải làm sao?
Bạn có thường cảm thấy mệt mỏi, uể ỏi, mất tập trung hay thiếu năng lượng vào ngày hôm sau do mất ngủ kéo dài?
Bạn có biết nếu liên tục bị mất ngủ thường xuyên bạn sẽ mất đi 20% thời gian sống, đối với nữ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng 70% và tăng nguy cơ đau tim lên đến 50%.
Vậy phải làm sao khi bị mất ngủ kéo dài, hậu quả cũng như cách điều trị mất ngủ, tất cả sẽ có trong bài viết này.
Sơ lược về bệnh mất ngủ
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo chu kì của cơ thể, khi đó hệ vận động và cảm giác trong cơ thể được nghỉ ngơi ở mức tương đối, được thể hiện ở việc giảm các phản ứng với những kích thích từ môi trường bên ngoài và sự bất động của các cơ bắp trong quá trình chìm vào giấc ngủ.
Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, các cơ và hệ thần kinh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi do không được nghỉ ngơi vì phải liên tục hoạt động để điều phối cơ thể, nếu mất ngủ kéo dài sẽ trở thành bệnh gây bào mòn thể lực, thần kinh âm thầm và dai dẳng dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Điều này được chứng minh trong một nghiên cứu về giới hạn sự sống của con người, cụ thể là chúng ta có thể không cần uống nước từ 2-3 tuần, nhịn ăn từ 1-2 tháng, nhưng nếu liên tục 10 ngày mà bạn không ngủ thì bạn sẽ thiệt mạng.
Nguyên nhân chứng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ, tuy nhiên có thể phân làm 2 loại sau:
1. Mất ngủ do thói quen sinh hoạt hằng ngày
-Do sử dụng các chất kích thích có trong cafe, rựu, bia, thuốc lá, trà.. Do ăn nhiều về đêm trước khi ngủ khiến nặng bụng dạ dàyphải “thức” để tiêu hóa hết lượng thức ăn.
-Do rối loạn giấc ngủ trong ngày do lịch làm việc thay đổi thất thường, tăng ca…, thay đổi múi giờ khi ra nước ngoài ở những vùng có múi giờ chênh lệch từ 6-24 giờ hay do ngủ ngày quá nhiều.
-Các yếu tố như: nhiệt đô, ánh sáng, tiếng ồn.. cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
Thường gặp chủ yếu ở những người có bệnh lý về cơ thể như: viêm khớp, dị ứng, cao huyết áp, hen phế quản…; bệnh lý về tâm thần như: rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, trầm cảm, nghiện (các loại thuốc phiện, bia, rựu..), hưng cảm…
Các bệnh lý liên quan trực tiếp đến giấc ngủ như: mộng du, chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, .. ngoài ra cũng có một số trạng thái sinh lý gây ra chứng mất ngủ như kinh nguyệt, có thai, đau, sốt , mãn kinh…
Hậu quả và cách điều trị chứng mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến tăng cân, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến làn da gây sạm da hay mụn nhọt, rối loạn tâm-sinh lý, dễ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường…
Để tránh những tác hại nguy hiểm do mất ngủ gây nên, thì điều cần thiết là phải chữa trị chứng mất ngủ, trước tiên bạn cần lập trình lại giấc ngủ của mình sao cho thật khoa học và hợp lý theo từng độ tuổi, cụ thể: trẻ sơ sinh ngủ 17 giờ/1 ngày; thiếu niên ngủ từ 9-10 giờ/1 ngày; người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm; riêng người cao tuổi giấc ngủ tối thiểu phải đảm bảo là từ 5-6 giờ mỗi đêm.
Ngoài ra, bạn cũng nên chăm tham gia các hoạt động thể thao, bổ sung đủ chất dinh dưỡng và ăn uống đúng giờ, hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 tiếng.
>> Bạn muốn biết: 4 CÁCH CHỮA MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY – NHIỀU NGƯỜI TIN DÙNG
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!